hand-with-pen Create a post

✿8 CÔNG CỤ HÀNG NGÀY ĐỂ CHÔNG LẠI BỆNH TRẦM CẢM✿

✿8 CÔNG CỤ HÀNG NGÀY ĐỂ CHÔNG LẠI BỆNH TRẦM CẢM✿

Tám bài tập rèn luyện để phát triển sự thanh thản và bình tĩnh.

Nghiên cứu mới cho thấy việc hướng dẫn mọi người tập trung vào những cảm xúc tích cực sẽ giúp họ đối phó với căng thẳng.

Mọi người được dạy các thói quen/hoạt động tâm lý tích cực cổ điển như ghi nhật ký biết ơn, ghi nhận những sự kiện tích cực mỗi ngày và thực hiện những hành động tử tế nhỏ.

Các nhà nghiên cứu tập trung vào 170 người chăm sóc cho những người bị bệnh sa sút trí tuệ.

Một nửa số lượng người tham gia được đưa vào nhóm kiểm soát, trong khi số còn lại được khuyến khích tập trung vào những cảm xúc tích cực của họ.

Khóa đào tạo đã giúp giảm bớt sự lo lắng và trầm cảm của mọi người trong sáu tuần nghiên cứu.

 

➤Mọi người được dạy tám kỹ năng:

  1. Thực hành một hành động tử tế nhỏ mỗi ngày và nhận ra sức mạnh của hành động này để tăng cảm xúc tích cực.
  2. Đặt mục tiêu đơn giản và có thể đạt được cho mỗi ngày và ghi lại tiến trình thực hiện mục tiêu.
  3. Hưởng ứng một sự kiện tích cực thông qua việc đăng tải hoặc thảo luận về sự kiện đó với bạn bè.
  4. Khám phá ít nhất một sự kiện tích cực mỗi ngày chung quanh cuộc sống của bạn
  5. Liệt kê một điểm mạnh cá nhân và cách bạn đã vận dụng kỹ năng này gần đây.
  6. Tăng cường nhận thức để chú ý đến những trải nghiệm hoạt động hàng ngày.
  7. Xác định tác nhân gây căng thẳng hàng ngày và tư duy chúng như những sự kiện tích cực.
  8. Viết nhật ký về lòng biết ơn.

 

✍Giáo sư Judith Moskowitz, tác giả đầu tiên của nghiên cứu, cho biết:

“Những người chăm sóc được học các kỹ năng khiến họ ít bị trầm cảm hơn, sức khỏe thể chất tốt hơn, có nhiều cảm giác hạnh phúc và những cảm xúc tích cực hơn so với những cá nhân trong nhóm điều trị.”

Kết quả cho thấy những người học các bài tập tâm lý tích cực giảm 7% điểm trầm cảm và 9% lo lắng.

Điều này đủ để khiến mọi người từ trầm cảm vừa phải sang trạng thái tâm lý “bình thường”.

 

Mọi người có thể chịu đựng lâu hơn với chứng sa sút trí tuệ như bệnh Alzheimer (bệnh giảm trí nhớ) và các thành viên trong gia đình và bạn bè  cần nỗ lực chăm sóc họ trong thời gian dài

Sự can thiệp này là một cách chúng tôi có thể giúp giảm bớt căng thẳng và gánh nặng và cho phép họ được chăm sóc tốt hơn ”.

✔Một người tham gia nghiên cứu nhận xét:

“Thực hiện nghiên cứu này đã giúp tôi nhìn lại cuộc sống của mình, nó không phải như một bảng hiệu đèn neon lớn cho biết ‘DEMENTIA – rằng tôi đang bị chứng sa sút trí tuệ’ , mà là những điều nhỏ nhặt như, ‘Chúng tôi đang thưởng thức bữa cơm gia đình, có một chuyến đi chơi cùng nhau.Tôi thấy cây cối xanh tươi, gió thổi vi vu”

Vâng, tôi vẫn đang bị chứng sa sút trí tuệ, nhưng tôi đã rút phích cắm của bảng hiệu đèn neon và thu nhỏ kích thước của các chữ cái “

 

Dịch từ nguồn bài viết của tiến sỹ tâm lý Jeremy Dean, PhD

Related Articles

Responses