hand-with-pen Create a post

10 TRONG SỐ CÁC NGHIÊN CỨU TÂM LÝ XÃ HỘI HỌC XUẤT SẮC, KINH ĐIỂN HOẶC GÂY TRANH CÃI NHẤT TRONG LỊCH SỬ

 
Mười trong số các thử nghiệm tâm lý xã hội có sức ảnh hưởng nhất đưa ra giải thích tại sao đôi khi chúng ta làm những điều ngu ngốc hoặc phi lý.
“Tôi chủ yếu quan tâm đến việc làm thế nào và tại sao những người bình thường lại làm những điều bất thường, những điều có vẻ khác lạ với bản chất của họ.
Tại sao người tốt đôi khi lại có những hành động xấu xa?
Tại sao những người thông minh đôi khi lại làm những điều ngu ngốc hoặc phi lý? ” –Philip Zimbardo
Giống như nhà tâm lý học xã hội học lỗi lạc, Giáo sư Philip Zimbardo (tác giả củacuốn sách “Hiệu ứng Lucifer: Tìm hiểu làm thế nào người tốt trở nên xấu/ The Lucifer Effect: Understanding How Good People Turn Evil ). Chúng ta ắt hẳn cũng bị ám ảnh về lý do tại sao chúng ta làm những điều ngu ngốc hoặc phi lý.
Mỗi trong số 10 nghiên cứu tâm lý xã hội học nổi tiếng dưới đây là một câu chuyện độc đáo, sâu sắc có liên quan đến cuộc sống của chúng ta mỗi ngày.
 
❋❋1.HIỆU ỨNG HALO / HALO EFFECT
Hiệu ứng hào quang hay hiệu ứng lan tỏa là một phát hiện từ một nghiên cứu tâm lý xã hội học cổ điển.
Hiệu ứng lan tỏa là một dạng thiên kiến nhận thức, đó là khi ấn tượng chung của ta về một người tác động lên cách ta cảm nhận và suy nghĩ về tính cách của họ.
Ý tưởng cho rằng những đánh giá tổng thể chung về một người (ví dụ như cô ấy dễ mến) dễ ảnh hưởng lên cách bạn đánh giá về những đặc điểm cụ thể khác đặc trưng của họ (ví dụ cô ấy thông minh).
Đôi khi nó được gọi là nguyên tắc “đẹp là tốt”, hoặc “khuôn mẫu hoặc ấn tượng bất di bất dịch cái đẹp vẻ bề ngoài”.
Nó được gọi là hiệu ứng hào quang/ hiệu ứng lan tỏa vì trong nghệ thuật tôn giáo thì vầng hào quang thường được sử để thể hiện đặc trưng cho một người tốt.
 
❋❋2. SỰ BẤT HÒA NHẬN THỨC / COGNITIVE DISSONANCE
Bất hòa nhận thức (Cognitive dissonance) là một lý thuyết được nhà tâm lý học Leon Festinger đưa ra vào năm 1957.
Sự bất hòa về nhận thức là sự khó chịu về tinh thần mà mọi người cảm thấy khi cố gắng giữ hai niềm tin đối nghịch nhau trong tâm trí.
Mọi người giải quyết sự khó chịu này bằng cách thay đổi suy nghĩ của họ để hòa hợp với một niềm tin và bác bỏ niềm tin xung đột còn lại.
Nghiên cứu đưa ra một cái nhìn sâu sắc về những hành động mà chúng ta tự nói với bản thân chúng ta về lý do tại sao chúng ta suy nghĩ và hành xử theo cách này hoặc cách kia hay trong nhiều tình huống mà dân gian mà chúng ta hay gặp phải vấn đề “nghĩ 1 đằng làm 1 nẻo”
 
❋❋3. THÍ NGHIỆM ROBBERS CAVE: Xung đột nhóm phát triển như thế nào
Thí nghiệm Robbers Cave là một thí nghiệm tâm lý xã hội nổi tiếng về việc xuất hiện thành kiến và xung đột giữa hai nhóm nam sinh
Để thực hiện nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã chọn 22 cậu bé 11 tuổi. Họ đều là những đứa trẻ “bình thường”. Điều này có nghĩa là họ không có tiền sử có hành vi xấu, và không ai trong số họ biết rằng họ đang tham gia một cuộc thử nghiệm. Chúng được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm. Sau đó, họ tham dự một trại hè tại một khu vực của Oklahoma. Hai nhóm cắm trại cách xa nhau. Không một đứa trẻ nào biết rằng có một nhóm khác tồn tại.
Thí nghiệm Robbers Cave có ba giai đoạn: đầu tiên, các nhà nghiên cứu kích thích cảm giác thuộc về nhóm. Thứ hai là giai đoạn xích mích, trong đó các nhà nghiên cứu cố tình tạo ra các tình huống để gây xung đột với một nhóm khác. Giai đoạn cuối cùng là tích hợp, trong đó các nhà nghiên cứu sẽ cố gắng giải quyết các xung đột và giảm bớt sự khác biệt giữa các nhóm.
Nó cho thấy phương thức các nhóm phát triển văn hóa, mô hình tổ chức, và ranh giới riêng của họ theo một cách rất tự nhiên – và sau đó xung đột với nhau.
Ví dụ, mỗi quốc gia có nền văn hóa, chính phủ, hệ thống luật pháp riêng và nó vạch ra ranh giới để phân biệt mình với các nước láng giềng.
Một trong những lý do khiến thí nghiệm này trở nên nổi tiếng là vì nó vạch ra cách thức làm thế nào các nhóm xung đột có thể hòa giải, và xác lập hòa bình.
Chìa khóa của việc giải quyết xung đột nhóm chính là sự tập trung vào các mục tiêu chung, những mục tiêu vượt ra ngoài ranh giới nhóm và xóa bỏ sự xung đột
 
❋❋4. THÍ NGHIỆM NHÀ TÙ STANFORD / STANFORD PRISON EXPRIMENT
Là 1 trong những nghiên cứu nổi tiếng nhất trong lịch sử ngành tâm lý học được thực hiện năm 1971 bởi nhà tâm lý học Philip Zimbardo và cộng sự .
Thí nghiệm nhà tù Stanford nhằm tìm hiểu xem mọi người sẽ phản ứng như thế nào khi bị bắt làm tù nhân hoặc cai ngục trong môi trường nhà tù giả định
Nhà tâm lý học Philip Zimbardo, người dẫn đầu cuộc thử nghiệm trong nhà tù Stanford, nghĩ rằng những người bình thường, khỏe mạnh sẽ hành xử tàn nhẫn, giống như cai ngục, nếu họ bị đặt vào tình huống đó, ngay cả khi điều đó trái với tính cách của họ.
Kết quả của thí nghiệm nói lên rằng: Theo Zimbardo và cộng sự, thí nghiệm nhà tù Stanford mô tả vai trò mạnh mẽ của tình huống hay bối cảnh lên hành vi của con người. Vì quản ngục được sắp xếp vào một tình huống nơi họ nắm quyền lực nên họ bắt đầu hành xử theo cách không giống như bình thường hay giả họ sẽ không làm như vậy nếu ở một tình huống khác. Tù nhân, bị xếp vào một tình huống nơi họ thực tế không kiểm soát được gì, dần dà tự trở nên thụ động và trầm uất.
Kể từ đó, nó đã trở thành một thí nghiệm tâm lý xã hội kinh điển, được nhiều thế hệ sinh viên nghiên cứu và gần đây bị chỉ trích rất nhiều.
Tuy nhiên thí nghiệm cũng nhận được gần rất nhiều chỉ trích và gây tranh cãi trong xã hội cũng như giới phê bình
 
❋❋5. THÍ NGHIỆM TÂM LÝ XÃ HỘI MILGRAM
Thí nghiệm Milgram, do nhà tâm lý học nổi tiếng Stanley Milgram dẫn đầu vào những năm 1960, nhằm mục đích kiểm tra sự tuân thủ/phục tùng của mọi người đối với chính quyền.
Không làm đổ một giọt máu, không có ai thiệt mạng hay bị thương tích gì nhưng Thí nghiệm Milgram vẫn mang tiếng là thí nghiệm “vô nhân tính” nhất lịch sử. Những người tham gia thí nghiệm đã được một nhà thí nghiệm yêu cầu thực hiện các cú sốc điện ngày càng mạnh đối với một cá nhân khác. Những người tham gia không hề hay biết, những cú sốc là giả và người bị sốc là một diễn viên. Phần lớn những người tham gia tuân theo, ngay cả khi cá nhân bị sốc hét lên vì đau đớn. Thí nghiệm đã bị chỉ trích rộng rãi trên cơ sở đạo đức và khoa học.
Thí nghiệm Milgram đã phát hiện ra rằng mọi người ngoan ngoãn & phục tùng hơn nhiều so với những gì bạn có thể tưởng tượng. Từ đó, ông đưa đến kết luận rằng dưới sức ép từ mệnh lệnh của những người có quyền, và khi con người tự cho rằng bản thân không phải chịu trách nhiệm thì họ có thể gây ra những hành động độc ác, gây tổn thương đến người khác dù biết rằng chúng trái với niềm tin và đạo đức.
63% những người tham gia tiếp tục sử sốc điện giật đối với người khác trong khi nạn nhân la hét trong đau đớn, cầu xin dừng lại và cuối cùng im lặng – chỉ bởi vì họ được yêu cầu.
 
❋❋6. HIỆU ỨNG ĐỒNG THUẬN GIẢ (THE FALSE CONSENSUS EFFECT)
Vào cuối những năm 1970, Lee Ross và đồng sự đã thực hiện một nghiên cứu mang tính khai phá. Họ yêu cầu những người tham gia đưa ra giải pháp cho một cuộc xung đột giả tưởng, sau đó bảo họ ước tính số người sẽ chọn cách tương tự. Kết quả, bất kể người được hỏi chọn phương án nào thì họ đều có xu hướng tin rằng đại đa số cũng sẽ làm giống mình.
Hiệu ứng đồng thuận giả là phát hiện tâm lý xã hội mà mọi người có xu hướng cho rằng những người khác đồng ý với họ.
Nó có thể áp dụng cho các quan điểm, giá trị, niềm tin hoặc hành vi, nhưng mọi người cho rằng người khác nghĩ và hành động giống với họ.
Nhiều người khó tin rằng hiệu ứng đồng thuận giả tồn tại bởi vì họ khá tự nhiên tin rằng họ là ‘nhà tâm lý học trực giác’ giỏi, cho rằng việc dự đoán thái độ và hành vi của người khác là tương đối dễ dàng. Điều này không chỉ dẫn ta đến niềm tin lệch lạc rằng ý kiến của mình được số đông hưởng ứng, mà nó còn có thể khiến một người đề cao quan điểm bản thân quá mức.
 
❋❋7. LÝ THUYẾT BẢN SẮC XÃ HỘI/ SOCIAL IDENTITY THEORY
Thuyết minh xã hội, được xây dựng bởi nhà tâm lý học xã hội Henri Tajfel và John Turner vào những năm 1970, mô tả các điều kiện theo đó bản sắc xã hội trở nên nhiều hơn quan trọng hơn bản sắc của một người là một cá nhân. Lý thuyết cũng chỉ rõ những cách thức mà bản sắc xã hội có thể ảnh hưởng đến hành vi giữa các nhóm.
Lý thuyết bản sắc xã hội giúp giải thích tại sao hành vi của mọi người theo nhóm lại hấp dẫn và đôi khi gây phiền phức
Mọi người cảm thấy họ là một phần lien kết của nhóm mà họ thuộc về và đó là trọng tâm của lý thuyết bản sắc xã hội.
Nó giải thích tại sao ngay khi con người tập hợp lại thành nhóm, chúng ta bắt đầu làm những việc kỳ quặc: sao chép các thành viên khác trong nhóm của mình, ưu tiên các thành viên của nhóm mình hơn những người khác, tìm kiếm một nhà lãnh đạo để tôn thờ và chống lại các nhóm khác.
 
❋❋8. ĐÀM PHÁN: 2 CHIẾN LƯỢC TÂM LÝ HỌC QUAN TRỌNG NHẤT
Đàm phán là một trong những hoạt động mà chúng ta thường tham gia nhưng không hề nhận ra.
Đàm phán không chỉ diễn ra trong phòng họp, mà còn xảy ra bất cứ khi nào chúng ta muốn đạt được thỏa thuận với ai đó.
Trong một loạt các thí nghiệm tâm lý xã hội học kinh điển từng đoạt giải thưởng, Morgan Deutsch và Robert Krauss đã nghiên cứu hai yếu tố trung tâm trong đàm phán: cách chúng ta giao tiếp với nhau và cách chúng ta sử dụng các mối đe dọa.
 
❋❋9. HIỆU ƯNG NGƯỜI NGOÀI CUỘC VÀ SỰ PHÂN TÁN TRÁCH NHIỆM/ BYSTANDER EFFECT & the DIFFUSION OF RESPONSIBILITY:
Hiệu ứng người ngoài cuộc hay còn gọi là hiệu ứng bang quan trong tâm lý xã hội học là phát hiện đáng ngạc nhiên rằng sự hiện diện đơn thuần của những người khác ngăn cản một cá nhân can thiệp vào tình huống khẩn cấp
Các thí nghiệm tâm lý xã hội hiệu ứng người ngoài cuộc được đề cập đến trong mọi sách giáo khoa tâm lý học và thường được gọi là ‘seminal’.
Thí nghiệm về hiệu ứng người ngoài cuộc/ hiệu ứng bàng quan này được suy ra từ vụ sát hại Kitty Genovese được công bố rộng rãi vào năm 1964.
Nó phát hiện ra rằng trong một số trường hợp, sự hiện diện của những người khác ngăn cản hành vi giúp đỡ của mọi người – một phần là do hiện tượng được gọi là phân tán trách nhiệm.
 
❋❋10. TÍNH THÍCH ỨNG ASCH: SỨC MẠNH CỦA ÁP LỰC XÃ HỘI/ Asch Conformity Experiment: The Power Of Social Pressure
Các thí nghiệm về sự tính thích ứng của Asch là một loạt các thí nghiệm tâm lý xã hội do nhà tâm lý học nổi tiếng Solomon Asch thực hiện.
Thử nghiệm về sự thích ứng Asch cho thấy ý kiến của một người bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh họ mạnh mẽ như thế nào.
Trên thực tế, thí nghiệm về tính thích ứng Asch cho thấy nhiều người trong chúng ta sẽ phủ nhận các giác quan của chính mình chỉ để phù hợp với người khác.
 
Bài viết bởi Tiến sỹ tâm lý học Jeremy Dean, PhD
 

Related Articles

Responses