hand-with-pen Create a post

7 Phương Pháp Giúp Ngăn Ngừa Sự Bận Tâm Về Tiền Bạc

7 PHƯƠNG PHÁP GIÚP NGĂN NGỪA SỰ BẬN TÂM VỀ TIỀN BẠC

Nếu bạn cảm thấy mình giành ra quá nhiều thời gian để lo nghĩ về tiền bạc, thì hãy biết rằng bạn không hề đơn độc.

Sự căng thẳng về mặt tài chính là một vấn đề lớn đối với nhiều người trên thế giới và nó có khả năng khiến cá nhân cảm thấy không hạnh phúc.

Tất cả chúng ta đều sống trong các hoàn cảnh với mức tài sản khá khác biệt, vậy nên bạn chỉ nên tập trung vào những lo lắng vật chất của riêng bản thân mình. Vì thế trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một quá trình 7 bước để ngăn ngừa sự bận tâm về tiền bạc.

Ta hãy cùng xem những phương pháp dưới đây…

  1. Hãy cho bản thân mình ngơi nghỉ

Điều đầu tiên bạn cần làm là thương lấy bản thân mình. Thay vì cứ tập trung vào mọi lỗi lầm của mình, điều quan trọng hơn chính là việc hít thở thật sâu. Hãy để bản thân đắm chìm vào một tâm trạng thích hợp nào đấy, sau đó nói với bản thân đây là một việc bạn có thể sửa chữa. Nếu bạn có thể ngưng đánh giá chính mình, bạn sẽ có một khoảnh khắc “dễ thở” hơn để đưa ra quyết định đúng đắn.

Một khi bạn đã cân bằng được chính mình, đó chính là thời điểm bạn thực hiện bước tiếp theo là đưa ra một ngân sách chặt chẽ để có thể theo dõi trong tương lai.

  1. Đề ra một ngân sách bạn thật sự có thể tuân theo

Thật sự rất khó để giải quyết những nỗi lo về tiền bạc nếu chính bạn không thể kiểm soát việc chi tiêu của bản thân. Vậy nên việc lập ra ngân sách là rất quan trọng. Sau đây là vài bước mà bạn có thể làm theo nhằm tạo ra một ngân sách:

  • Lập bảng tài chính cá nhân: Đừng chỉ giữ bảng tài chính cá nhân trên máy tính. Bạn hãy in nó ra để thấy được các khoản tiền vào cũng như các khoản chi tiêu từ tài khoản cá nhân của bạn.
  • Tính toán thu nhập: Các nguồn thu nhập cơ bản bao gồm công việc, cổ tức từ chứng khoán, và các khoản thu nhập phụ bạn có thể sở hữu.
  • Phân tích chi phí: Bạn hãy xem xét các khoản thanh toán thế chấp hoặc tiền thuê nhà của chính mình. Xong xuôi thì tính đến các khoản thanh toán được hoàn trả bao gồm hóa đơn điện nước, chi phí xe cộ, tiền bảo hiểm, nợ sinh viên hoặc nợ cá nhân. Bên cạnh đó còn có các khoản chi tiêu của bản thân. Đừng quên sao kê thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng của bạn.
  • Tính toán số dư: Xem xét các khoản chi định kỳ của mình từ tiền thuê nhà, tiền thế chấp, hóa đơn điện nước, thanh toán nợ lẫn bảo hiểm. Lấy thu nhập hàng tháng trừ đi các khoản trên. Tránh tiêu xài phung phí số tiền còn lại đó vì bạn cũng cần tiết kiệm đến khi mình nghỉ hưu đấy.
  1. Kiểm tra thật kỹ thẻ tín dụng

Bạn rất dễ phung phí khi thanh toán các khoản tiền bằng thẻ tín dụng của mình. Dẫu biết rằng bạn không cần trả lại số tiền ngay lập tức, nhưng mức lãi suất cao từ thẻ có thể khiến bạn vướng vào nợ nần. Vì thế bạn nên thường xuyên kiểm trả thẻ tín dụng của bản thân. Lý tưởng nhất chính là bạn hoàn tất trả lại tiền đầy đủ mỗi tháng. Bằng không thì bạn nên nghĩ đến việc vứt thẻ luôn.

  1. Trò chuyện với một chuyên gia sức khỏe tâm thần

Một chuyên gia sức khỏe tâm thần không phải là người giúp bạn tính toán số dư hay phân tích thói quen tiêu xài, họ là những người sẽ hỗ trợ các vấn đề lo âu, trầm cảm, lẫn stress liên quan đến những vấn đề vật chất của bạn.

Nếu bạn muốn quản lý được tình hình tài chính của mình, bạn phải đặc biệt quan tâm đến sức khỏe tâm thần của mình.

  1. Đặt ra các mục tiêu sử dụng tiền bạc cho bản thân

Để có động lực duy trì ngân sách mới vừa đề ra, bạn cần đặt ra các mục tiêu tài chính cho bản thân. Hãy sử dụng nguyên tắc SMART để thực hiện điều đó. Trong đó:

  • Specific – Cụ thể
  • Measurable – Tính toán được
  • Attainable – Đạt được
  • Realistic – Thực tế
  • Time-based – Dựa trên thời gian
  1. Tập trung vào Những Điều Bạn Biết và Có Khả Năng Kiểm Soát

Bạn cần tập trung vào những yếu tố mà bạn biết như:

  • Thu nhập từ công việc của mình
  • Thu nhập phụ từ các nguồn khác, như cổ tức
  • Kỳ hạn thanh toán các hóa đơn

Sau đó bạn cần tập trung vào những thứ bạn có thể kiểm soát như là số tiền chuyển ra khỏi tài khoản của mình.

  1. Bắt đầu tiết kiệm cho lúc nghỉ hưu

Bước cuối cùng chính là bước quan trọng nhất để giảm thiểu căng thẳng về tài chính cho bạn chính là hãy bắt đầu tiết kiệm cho thời điểm nghỉ hưu.

Bạn không cần phải tiết kiệm rất nhiều tiền cùng lúc. Hoàn toàn bình thường nếu bạn bắt đầu với số tiền ít ỏi và chậm rãi.

Nguồn bài viết: https://www.happierhuman.com/worrying-money/

Related Articles

Responses