hand-with-pen Create a post

BỆNH “KHÔNG THỂ ĐỪNG” VÀ “KHÔNG THỂ DỪNG” ĐẾN “KIỆT QUỆ TINH THẦN”

Mỗi ngày bạn mở ra có hàng loạt tin tức trước mặt khiến bạn quan tâm.
Mỗi ngày mở email ra và một mệnh lệnh tâm trí là giải quyết việc ngay!
Mỗi ngày các lời nhắn, câu hỏi, các vấn đề đặt ra… giải quyết ngay!
Mỗi ngày bạn luôn phải đảm bảo kế hoạch công việc, deadline… không thể đừng được và không thể dừng được, bởi dừng là một sự…nợ nần, day dứt kéo theo đáng kể.

… Cho đến một lúc bạn như một cái máy, bạn nhận ra một sự quay cuồng của công việc, bạn sợ hãi mở email, bạn phớt lờ các dòng tin nhắn, bạn muốn trốn đi đâu đó thật xa, bạn sợ tiếng ồn, bạn sợ các cuộc gặp gỡ.
Đó là là lúc bạn cần cho mình sự thư giãn, thả lỏng tinh thần. Nhất định nghỉ ngơi để lấy lại tinh thần!
Câu nói của nhà xã hội học Elise Boulding năm 1978 rất đúng với ngày nay: “Nếu một người suốt ngày hụt hơi lo toan trong hiện tại, (anh ta) sẽ không còn năng lượng để tưởng tượng ra tương lai”.

Triệu chứng kiệt quệ tinh thần hay còn gọi là “hội chứng cháy sạch” (burnout syndrome) xuất hiện trong ICD-11 (International Classification of Diseases 11th) do tổ chức y tế thế giới đề xuất nói về các vấn đề liên quan đến việc làm hoặc thất nghiệp. Theo sổ tay này, kiệt sức được mô tả là: Cảm giác cạn kiệt năng lượng hoặc kiệt sức; Gia tăng khoảng cách tinh thần, hoặc cảm giác tiêu cực, hoài nghi liên quan đến công việc của cá nhân; Giảm hiệu quả chuyên môn.

“Hội chứng cháy sạch” là một thuật ngữ tâm lý – y khoa – xã hội chỉ về hiện tượng kiệt sức hoặc năng suất lao động giảm sút sau một quá trình lao động, hoạt động dài ngày với những triệu chứng như mất ngủ, chóng mặt, ù tai, lo sợ mà không rõ nguyên nhân. Lý thuyết chỉ ra rằng hội chứng này là bao gồm kết quả tiêu cực liên quan đến kiệt sức, do tính chất công việc (hiệu suất, sản lượng,…), kết quả liên quan đến sức khỏe (tăng kích thích tố căng thẳng, bệnh tim mạch vành, các vấn đề tuần hoàn) và các vấn đề sức khỏe tâm thần (trầm cảm, vv). Đây là một căn bệnh có mức độ nghiêm trọng với hơn 500.000 nạn nhân theo thống kê năm 2011 ở Đức.
Để phòng ngừa tình trạng “cháy sạch”, cần nhận biết trạng thái của mình hiện tại để “cháy vừa vừa” và có lúc DỪNG lại để sạc năng lượng, chấp nhận sự trì hoãn có thể.

 

Nguồn tham khảo:

https://tuoitre.vn/kiet-que-tinh-than-moi-nguy-lon-nhat…
https://vi.wikipedia.org/…/H%E1%BB%99i_ch%E1%BB%A9ng_ch…
https://www.ama-assn.org/…/who-adds-burnout-icd-11-what…

Related Articles

Responses