hand-with-pen Create a post

lại: Bệnh trầm cảm ở người lớn tuổi

Chào bác Tung,

Cảm ơn bác đã chia sẻ câu chuyện của mình với Nhatamlyhoc Vietnam.

Nhờ những chia sẻ của bác, Nhatamlyhoc Vietnam phần nào hình dung được những trải nghiệm về sức khoẻ tinh thần của bác gái trong thời gian vừa qua. Theo như mô tả của bác, cô có vẻ rất buồn khi gặp vấn đề với một người em trong gia đình, thường mang tâm trạng buồn bực và chán nản, không muốn trò chuyện cùng các thành viên trong gia đình, có sự thay đổi về biểu hiện rõ rệt: lúc thì nói cười vui vẻ, lúc khác thì bi quan và không nói gì với ai. Nhatamlyhoc Vietnam thấu cảm với những lo lắng cũng như sự quan tâm về sức khoẻ tinh thần của bác dành cho cô.

Trong trường hợp này, Nhatamlyhoc Vietnam chưa thể đưa ra nhận định lâm sàng về tình trạng của bác gái có phải là dấu hiệu của trầm cảm hay không. Theo những thông tin bác chia sẻ, Nhatamlyhoc Vietnam đề nghị bác và cô liên hệ thăm khám với các chuyên gia về sức khoẻ tâm thần hoặc nhà trị liệu tâm lý để có thể xác định chính xác tình trạng của mình và nhận được sự hỗ trợ tương ứng.

Để hỗ trợ bác gái vượt qua trải nghiệm hiện tại, Nhatamlyhoc Vietnam chia sẻ đến mình một số phương pháp hỗ trợ điều tiết cảm xúc và bình ổn tâm trạng như sau:

Phương pháp 1. Dừng lại và hít thở sâu

Lần tới khi những suy nghĩ bắt đầu đưa ta ra khỏi hiện tại, hãy giành lại quyền kiểm soát bằng cách ngồi xuống và hít thở sâu một vài lần. Chỉ cần dừng lại và hít thở có thể giúp khôi phục cảm giác cân bằng cá nhân và đưa ta trở lại thời điểm hiện tại.

Thực hành hít thở sâu đều đặn sẽ giúp ta tạo thành một thói quen giúp phản ứng lành mạnh hơn trước các sự kiện khó khăn.

Phương pháp 2. Tìm ra điều gì làm phiền ta

Để giải quyết tận gốc sự không thoải mái, ta cần tìm ra điều gì đang làm phiền ta. Viết nhật ký có thể là một cách tuyệt vời để tiếp xúc với nguồn gốc gây lo lắng của ta. Viết ra tất cả những điều đang làm phiền mình. Hãy tạo thói quen thường xuyên khám phá và bày tỏ cảm xúc của bản thân.

Phương pháp 3. Thiền chánh niệm

Ta có thể áp dụng phương pháp giúp bình tâm dựa trên thiền chánh niệm. Thiền chánh niệm liên quan đến việc đưa nhận thức của ta đến thời điểm hiện tại với một thái độ không phán xét và chấp nhận, có thể giúp ta đối phó với những sự kiện gây căng thẳng hiệu quả hơn khi chúng xuất hiện.

Phương pháp 4. Ngủ và cải thiện giấc ngủ

Ngủ đủ giấc chất lượng tốt (đặc biệt là ngủ chuyển động mắt nhanh) có thể là một chiến lược phục hồi rất quan trọng. Cố gắng loại bỏ bất cứ thứ gì không có lợi cho giấc ngủ, chẳng hạn như tiếng ồn, nguồn ánh sáng khó chịu, hay thiết bị tập thể dục.

 

Bác có thể liên hệ với nhà trị liệu của chúng tôi tại:

https://nhatamlyhoc.com/therapists/

Hoặc liên hệ với các chuyên gia tại Nhatamlyhoc VietNam bằng cách gửi email trực tiếp để được hỗ trợ:

[email protected]

[email protected]

Thân mến chúc bác và cô nhiều sức khỏe.

Related Articles

Responses