hand-with-pen Create a post

lại: Cảm giác nghiện thuốc ngủ

Xin chào Diemyeu, cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn của mình với Nhatamlyhoc Vietnam.

Thông qua những thông tin chia sẻ trên, chúng tôi thấu hiểu và đồng cảm với những lo lắng của bạn. Như bạn cũng đã biết việc sử dụng thuốc ngủ quá nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể lý, như: Những người sử dụng thuốc ngủ thường xuyên có nguy cơ cao phát triển bệnh ung thư, như ung thực quản, phổi, ruột, máu trắng, tuyến tiền liệt… (thông tin từ Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, đăng tải trên chuyên san BMJ Open, đứng đầu bởi tiến sĩ Daniel Kripke, thuộc Trung tâm y tế Scripps ở California (Mỹ), đã theo dõi hơn 10.500 bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 54 tuổi.)

 Ngoài ra, Khi dùng thuốc kéo dài (thường trên 10 ngày), có thể xảy ra tình trạng lệ thuộc và nghiện – nguy cơ chung của hầu hết các thuốc an thần gây ngủ. Nếu ngừng thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý của bạn. Các thuốc an thần gây ngủ làm chậm hoạt động của bộ não, nên khi ngừng thuốc, bộ não có thể phản ứng bật lại quá mức dẫn đến xuất hiện triệu chứng cai thuốc như là co giật, bồn chồn, lo lắng không yên, thậm chí biến chứng nặng hoặc tử vong với một số thuốc.

Thấu hiểu những lo lắng của bạn, Nhatamlyhoc Vietnam có vài lời khuyên dành cho bạn tham khảo để hỗ trợ bạn giảm thiểu được việc sử dụng thuốc và dễ đi vào giấc ngủ hơn:

  • Giảm thiểu một số tác nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ: +Không sử dụng thiết bị điện tử (tivi, điện thoại, máy tính,…). Vì ánh sáng xanh từ các thiết bị phát ra làm gián đoạn đi nhịp hoạt động sinh học, làm cản trở quá trình sản xuất melatonin (một hợp chất duy trì nhịp sống sinh học của chúng ta, giúp dễ dàng đưa chúng ta vào giấc ngủ).
  • Ngưng sử dụng một số chất kích thích mạnh hay các chất gây nghiện như: Thuốc lá, cà phê, rượu, bia,…. Việc ngưng sử dụng chúng giúp cho thần kinh giảm bớt sự căng thẳng, giảm thiểu tình trạng dư thừa năng lượng trong cơ thể. Gây khó khăn trong việc hình thành giấc ngủ sâu hay ngủ đủ giấc.
  • Giảm bớt các hoạt động có nguy cơ gây căng thẳng, lo âu, điều này làm cho nồng độ Cortisol trong cơ thể bị rối loạn (hoocmon chống stress) gây khó khăn việc điều hòa cơ thể dẫn đến việc mất ngủ và các vấn đề tâm lý.
  • Duy trì một số thói quen sinh hoạt tốt: + Vận động là một thói quen tốt giúp cơ thể giải phóng được năng lượng dư thừa và giải phóng ra các loại hoocmon giúp duy trì sức khỏe. Tuy nhiên việc tập thể cũng cần phải hợp lý, duy trì trong khoảng thời gian thích hợp, không nên tập thể dục trước khi ngủ bởi việc vận động quá nhiều gây hưng phấn cho cơ thể ảnh hưởng đến quá trình đi vào giấc ngủ.
  • Thói quen ăn uống lành mạnh và điều độ cũng góp phần làm cải thiện chất lượng giấc ngủ. Hãy sử dụng các loại thức ăn có nhiều chất xơ và vitamin sẽ giúp cho cơ thể trở nên lành mạnh, mạch máu dễ dàng lưu thông, cơ thể thoải mái khi đi vào giấc ngủ.
  • Thói quen ngủ khoa học cũng là một phương pháp hiệu quả để cải thiện giấc ngủ. Hãy lên một lịch trình ngủ cụ thể để đảm bảo có một đồng hồ sinh học hiệu quả. Ngoài ra hãy có một giấc ngủ trưa tầm 10-20p mỗi ngày, điều này làm tăng khả năng tập trung, điều hòa chất lượng cơ thể, cải thiện nhịp sinh học trong chúng ta.
  • Áp dụng các biện pháp thư giãn tâm lý, vệ sinh giấc ngủ hoặc sử dụng các loại thảo dược, thuốc có nguồn gốc thảo dược như tâm sen, lạc tiên, rotudin… Ngoài ra, bạn có thể tìm một nhà trị liệu tâm lý có chuyên môn phù hợp để hỗ trợ mẹ bạn giải tỏa được các yếu tố tinh thần hay cảm xúc và có các giải pháp tiếp cận tốt hơn nữa, để đạt được mong muốn cao hơn.

Bạn có thể tìm nhà trị liệu tại: https://nhatamlyhoc.com/therapists/

Hoặc liên hệ với các chuyên gia tại Nhatamlyhoc VietNam bằng cách gửi email trực tiếp để được hỗ trợ: [email protected] [email protected]

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe, bình an.

Related Articles

Responses