hand-with-pen Create a post

lại: Có nên cho cháu điều trị tâm lý?

Xin chào cô Ái, 

Sau khi đọc những dòng tâm sự của cô, con rất đồng cảm với cô trong chia sẻ này và con cũng đồng ý với bạn vừa trả lời bên trên. Con xin phép chia sẻ thêm một vài ý. 

Những đứa trẻ trong những gia đình có bậc ông bà và cha mẹ, hay những đại gia đình, các bé thường là những hạt nhân, cái tâm được trao tặng nhiều tình yêu thương nhất có thể từ tất cả mọi người. Như Cô cũng đã chia sẻ trong bài viết. Và con thấy rằng, cà gia đình mình đang bối rối trước sự hoạt động năng nổ của bé, kèm theo đó là một số hành vi ném đồ chơi, nhảy nhót, la hét, không tập trung vào những gia ba mẹ nói với cháu. 

Theo như con biết, trẻ ở giai đoạn 3 tuổi, các bé đang đối diện với một thử thách mà sẽ giúp bé dần nhận ra bản thân mình. Dù mọi giai đoạn độ tuổi đều quan trọng nhưng ở cuối giai đoạn 3 tuổi thường xảy ra khủng hoảng tuổi lên 3, các biểu hiện có thể nhận thấy là bé có cảm giác khó chịu và mong muốn tự mình làm mọi thứ, trẻ vẫn mong muốn sự quan tâm từ gia đình. Con thấy rằng trong gia đình mình vốn có tình thương từ ông bà, cha mẹ và mọi người luôn quan tâm đến bé, đó là một điều con cảm thấy bé sẽ luôn cảm thấy được quan tâm. 

Như Cô chia sẻ, một số hành vi của bé như trong những dòng chia sẻ, vì trong gia đoạn này cũng là sự khó khăn với bé, nên cảm xúc đôi khi thay đổi và bé chưa biết cách để bộc lộ, nên bé sẽ thông qua hành vi để thể hiện. Do đó, gia đình nên tìm hiểu nguyên nhân: vì sao bé khó chịu, hoặc trước đó có nguyên nhân gì khiếm bé khó chịu. Và có thể bé chưa biết cách thể hiện sự khó chịu đúng cách, gia đình có thể kiên nhẫn hướng dẫn bé cách thể hiện sự khó chịu: có thể thông qua lời nói, tạo cho bé góc thư giãn khi bé khó chịu. Vì ngôn ngữ ở giai đoạn này còn hạn chế, nên những câu bộc lộ có thể ngắn xíu xiu như “con bực” hoặc dùng một hình ảnh biểu hiện sự khó chịu. Nói cho trẻ biết rằng, việc trẻ quăng đồ vật như thế làm mọi người không vui, biểu hiện trên gương mặt cảm xúc buồn khi trò chuyện cùng trẻ – đó cũng là một sự chia sẻ với trẻ. 

Con thấy rất vui vì cũng có những phụ huynh có cùng thắc mắc với con vì gia đình con cũng đã gặp tình huống tương tự. Chúng ta cũng đã từng là những đứa trẻ, mà những cô cậu bé rất cần sự dạy dỗ và đồng hành một cách kiên nhẫn để các bé phát triển hơn và nhận ra những hành vi ấy. 

Cảm ơn những chia sẻ của cô. 

 

Related Articles

Responses