hand-with-pen Create a post

lại: Có phải tôi bị trầm cảm

Chào bạn Nam,

Cảm ơn bạn đã chia sẻ vấn đề của mình với Nhatamlyhoc Vietnam.

Qua mô tả của bạn, Nhatamlyhoc Vietnam phần nào hình dung được những khó khăn mà bạn đã và đang trải nghiệm, như về mặt cảm xúc và cảm giác thì mình luôn thấy buồn chán, không thấy hứng thú với bất kỳ hoạt động nào, không còn cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa; về giấc ngủ thường nhật thì mình ngủ rất muộn vào ban đêm dẫn đến khó thức dậy và ra khỏi giường vào sáng hôm sau. Như bạn có chia sẻ, bạn cảm thấy sợ hãi nếu có sự đổi khác về sức khoẻ của mình, chúng tôi hiểu và thấu cảm với nỗi lo lắng này của bạn. 

Trong trường hợp này, Nhatamlyhoc Vietnam chưa thể đưa ra nhận định lâm sàng về tình trạng của bạn có phải là trầm cảm hay không. Với những dấu hiệu thay đổi về sức khỏe tinh thần ở trên, cũng là một số trong số dấu hiệu của trầm cảm. Tuy nhiên chúng ta chưa thể kết luận về mặt lâm sàng được, chúng tôi khuyến khích bạn liên hệ thăm khám với các chuyên gia hoặc nhà trị liệu tâm lý để có thể xác định chính xác tình trạng của mình và nhận được sự hỗ trợ tương ứng.

Nhằm hỗ trợ bạn vượt qua trải nghiệm hiện tại, Nhatamlyhoc Vietnam chia sẻ đến mình một số phương pháp hỗ trợ điều tiết cảm xúc cũng như cải thiện giấc ngủ như sau:

Phương pháp 1. Hãy giải quyết mọi lo lắng của bạn trước khi đi ngủ

Nếu bạn thấy mình nằm trên giường mà suy nghĩ về ngày mai, hãy cân nhắc dành ra một khoảng thời gian – có thể là sau bữa ăn tối – để xem lại ngày hôm nay và lập kế hoạch cho ngày hôm sau. Mục đích là để tránh làm những điều này trong khi cố gắng chìm vào giấc ngủ.

Phương pháp 2. Giảm căng thẳng

Có một số liệu pháp thư giãn và phương pháp giảm căng thẳng và lo lắng mà bạn có thể muốn thử để thư giãn tinh thần và cơ thể trước khi đi ngủ như hít thở, thiền chánh niệm…

Lần tới khi những suy nghĩ bắt đầu đưa bạn ra khỏi hiện tại, hãy giành lại quyền kiểm soát bằng cách ngồi xuống và hít thở sâu một vài lần.

Bạn có thể áp dụng phương pháp giảm căng thẳng dựa trên thiền chánh niệm. Thiền chánh niệm liên quan đến việc đưa nhận thức của bạn đến thời điểm hiện tại với một thái độ không phán xét và chấp nhận, có thể giúp bạn đối phó với các tác nhân gây căng thẳng hiệu quả hơn khi chúng xuất hiện.

Phương pháp 3. Vượt qua suy nghĩ tiêu cực

Chúng ta có thể xác định suy nghĩ tiêu cực và thay thế chúng bằng những suy nghĩ cân bằng hơn. Thách thức chúng bằng những câu hỏi như:

– Những bằng chứng nào chứng minh suy nghĩ này đúng? Không đúng.

– Tình huống này có thể giải thích dưới góc nhìn khác hay không?

– Nếu bạn (hoặc người thân) mình có suy nghĩ này thì mình nên nói gì với họ?

Quá trình này sẽ giúp nhận thức của bạn cân bằng hơn và giảm tải cảm xúc tiêu cực.

Bạn có thể liên hệ với nhà trị liệu của chúng tôi tại:

https://nhatamlyhoc.com/therapists/

Hoặc liên hệ với các chuyên gia tại Nhatamlyhoc VietNam bằng cách gửi email trực tiếp để được hỗ trợ:

[email protected]

[email protected]

Bạn có thể đăng ký tham gia dự án chia sẻ vì cộng của Nhatamlyhoc Vietnam với chủ đề Ứng phó trầm cảm mùa Covid-19. Diễn ra vào ngày 05/09 lúc 19:00 tại https://www.facebook.com/nhatamlyhocvietnam/

Thân mến chúc bạn nhiều sức khỏe.

Related Articles

Responses