hand-with-pen Create a post

lại: Làm sao để con nghe lời?

Xin chào Hiền Vy,

Cám ơn bạn đã chia sẻ vấn đề của mình với Nhatamlyhoc Vietnam.

Qua những chia sẻ của bạn, chúng tôi phần nào hình dung được sự khó khăn và lo lắng khi bạn phải sống ở xa con gái, hiếm khi có dịp về thăm con do khoảng cách địa lý và đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh phức tạp khiến cho việc di chuyển giữa các nước gần như là không thể.

Hiện nay, con gái của bạn đã bước vào tuổi dậy thì – một giai đoạn chuyển mình từ trẻ con sang người lớn (cháu không còn là trẻ con nữa, nhưng cũng chưa phải là người lớn). Khi bước vào tuổi dậy thì các trẻ vị thành niên luôn nghĩ mình là người lớn và muốn tách mình ra khỏi người lớn nên các trẻ đòi hỏi người lớn phải đối xử bình đẳng, tôn trọng, đòi hỏi sự độc lập. Đôi khi người lớn chưa bắt kịp nhịp thay đổi trong tâm sinh lý của lứa tuổi này dẫn đến việc giao tiếp với trẻ vị thành niên cũng như con gái của bạn gặp ít nhiều khó khăn.

Vậy thì làm gì để giao tiếp với cháu hiệu quả hơn, để cháu “nghe lời” hơn?? Nhatamlyhoc Vietnam gửi đến bạn và gia đình một vài lưu ý sau trong khi trò chuyện với cháu:

  •       Tạo thói quen trò chuyện với con: thường xuyên quan tâm, chia sẻ về cuộc sống hàng ngày cùng cháu, như chuyện học tập, tình cảm cùng bạn khác giới (thông thường ở giai đoạn này trẻ vị thành niên thường bắt đầu các mối quan hệ tình cảm đầu đời), hay đơn giản là chia sẻ cùng con bất cứ vấn đề gì trong cuộc sống xung quanh. Như ở thời điểm hiện tại, việc gặp mặt trực tiếp giữa bạn và con là không thể, thì có thể thay thế bằng nhắn tin hoặc video call bằng các phương tiện xã hội.
  •       Lắng nghe: Hãy đặt mình vào vị trí của cháu, thấu cảm với cảm xúc của cháu và đừng áp những suy nghĩ, ý kiến chủ quan của mình lên cháu. Lắng nghe nhiều hơn là nói. Sự lắng nghe cho phép bạn hiểu được suy nghĩ và cảm nhận của cháu, khuyến khích cháu giao tiếp nhiều hơn, giúp cháu thoải mái bày tỏ quan điểm và cảm nhận mà không lo lắng bị phán xét hay bị nhắc nhở.
  •       Tập trung vào cuộc nói chuyện: Khi trò chuyện bạn không nên làm bất cứ việc gì khác, nếu bạn tập trung và nghiêm túc thì cháu sẽ phải tập trung và nghiêm túc vào cuộc trò chuyện.
  •       Không tạo khoảng cách hoặc tỏ ra uy quyền: Việc tạo ra khoảng cách hoặc tỏ ra uy quyền có thể khiến con bạn gặp khó khăn khi chia sẻ những tâm tư, tình cảm,… Hãy tìm hiểu về sở thích của cháu, hoặc điểm chung giữa bạn và cháu và gợi những chủ đề nói chuyện từ những sở thích ấy, như vậy khoảng cách giữa 2 thế hệ sẽ được thu hẹp lại.
  •       Động viên, khuyến khích, nhắc nhở: Trẻ ở tuổi này rất thích và cần những lời động viên, khen, khích lệ đúng nơi, đúng lúc từ người lớn. Khi được như thế, trẻ sẽ vâng lời cha mẹ. Mặt khác khi thấy cháu hành xử không đúng, người lớn nên nhắc nhở một cách tế nhị, khéo léo và chỉ cho cháu biết phải làm thế nào mới phù hợp.
  •       Kiên nhẫn: Rất nhiều cha mẹ khi nói một lần thấy con không vâng lời, không làm theo liền cho rằng trẻ hư, khó dạy bảo. Song cha mẹ nên hiểu đây là những khó khăn xáo trộn tất yếu trong sự phát triển của trẻ chứ không phải do trẻ thích như thế. Vì thế hãy kiên nhẫn trong cách giáo dục và kiên nhẫn chờ đợi để trẻ có thời gian thay đổi hành vi phù hợp.

Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy cần sự tham vấn trực tiếp từ các chuyên gia, bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại: Nhatamlyhoc Vietnam.

Ngoài ra, nếu bạn sự hỗ trợ tư vấn giáo dục trẻ vị thành niên từ các chuyên gia, bạn có thể liên hệ với Nhatamlyhoc Vietnam.

Thông tin liên hệ:

Tìm nhà trị liệu của bạn tại: https://nhatamlyhoc.com/therapists/  

Hoặc gửi email trực tiếp để được hỗ trợ: 

[email protected]

[email protected]

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

Related Articles

Responses