hand-with-pen Create a post

lại: Mong muốn gắn kết với con

Chào chị Minh, 

Cảm ơn chị đã chia sẻ những lời tâm sự của mình và em có thể hiểu được đây là lời tâm sự của nhiều phụ huynh mong muốn quan tâm con trẻ, cảm xúc lo lắng của chị lúc này cho thấy rằng chị đang quan tâm đến con và chú ý đến con. 

Qua cách chia sẻ của chị, em thấy được chị xác định được những vấn đề và mong muốn của bản thân: về tính chất công việc, độ tuổi phát triển của con, và hơn hết, sự quan tâm giành cho con giúp chị tìm hiểu nhiều hơn về con, như cách chị đã chia sẻ trong bài viết. Chị có những suy nghĩ về hành động của mình với con và hiểu rằng cách này chưa phải là cách hiệu quả. Đó là một điều cho thấy chị suy nghĩ cho con và là một người mẹ có sự thấu hiểu con mình. 

Mỗi đứa trẻ lớn lên đều có sự khác nhau, các em ấy còn có sự tác động từ rất nhiều yếu tố xung quanh và tạo nên sự khác nhau ấy, vì thế điều ấy cũng là một việc đương nhiên. Tuy nhiên, sự khác biệt ấy cũng cần có sự tích cực để các em phát triển tốt hơn, điều ấy cần sự chú ý của gia đình, điều mà chị đang băn khoăn hiện tại. Trong độ tuổi từ 11 tuổi đến 14 tuổi, một giai đoạn phát triển về mặt thể chất và bước đầu khám phá hơn trong bản thân trong nhiều mặt, các em có thể hình thành một số tình cảm hơn so với trước, những băn khoăn của các em là do chưa được giải đáp hợp lý và các em đang đi tìm lời giải (cũng như là một cách trẻ đang nghiên cứu về bản thân trong giai đoạn này). Vì thế, những băn khoăn của trẻ đang phù hợp với lứa tuổi hiện tại, và trẻ cần có những người hướng dẫn để tiến đến lời giải một cách tích cực. Những lời giải này, thường là những lời chia sẻ từ “những người bạn” trong gia đình, nghĩa là, hãy ở cạnh trẻ, chia sẻ cùng trẻ với cách trò chuyện của những người bạn chia sẻ và tôn trọng nhau. Điều đó khiến trẻ thoải mái hơn rất nhiều và đôi bên vui vẻ hơn. 

Em mong muốn chia sẻ với chị một số hướng gợi ý để hỗ trợ chị trong thời gian sắp tới. Như chị cũng chia sẻ về những thời gian chị và con chưa có sự tương tác với nhau thường xuyên, vì thế, em có đề xuất sau: 

– Chị có thể bắt đầu với những câu chào sau các giờ học, hoặc nếu trẻ ở trong phòng, chị có thể bắt đầu cuộc trò chuyện bằng những chiếc bánh kẹo trẻ thích hoặc loại trái cây để có một cuộc mở đầu bước vào “thế giới” của trẻ. Nếu trong nhà có cửa phòng riêng, có thể báo cho trẻ bằng cách gõ cửa và mở lời khi vào để trẻ biết. 

– Chị trò chuyện mở đầu: cảm xúc của con trong hôm nay/ trong những ngày qua, hiện tại việc học của con có gì khó khăn không? (nếu có, có những vấn đề nào), những điều mà con thấy thích thú muốn tìm hiểu nhiều hơn? – Hoặc chị có thể chia sẻ một số câu chuyện của chị, trong cùng thời điểm tuổi của trẻ, hoặc một câu chuyện có liên quan đến vấn đề mà trẻ đang muốn biết. 

Và những gợi ý trên khó có thể chỉ thực hiện một lần mà có thể được ngay, những quan tâm ấy cần được tạo ra trong một khoảng thời gian để trẻ có không khí thoải mái và tin tưởng để chia sẻ nhiều hơn. Từ việc biết được trẻ hiểu vấn đề như thế nào, chị sẽ có những hướng tích cực để giúp trẻ tìm câu trả lời cho vấn đề của bản thân. 

Thân gửi chị Minh. 

 

Related Articles

Responses