hand-with-pen Create a post

lại: Nên sinh bé bị down hay không

Chị thân mến!

Cảm ơn chị đã tin tưởng và chia sẻ vấn đề cùng với Nhatamlyhoc Việt Nam. Chúng tôi có thể hình dung và hiểu được nỗi đau và sự lo âu của chị. Đối với các bậc cha mẹ thì ai cũng mong muốn con cái sinh ra được khỏe mạnh cả, chúng tôi thấu hiểu những cảm xúc của chị và gia đình trong trường hợp của bé. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, chúng ta vẫn có thể có những cách nhìn nhận tích cực. Mỗi trẻ sinh ra đều mang trong mình những sứ mệnh riêng cho chính cuộc đời của chúng. Các bậc cha mẹ là những người quan trọng nhất trong chính cuộc đời của mỗi đứa trẻ để hỗ trợ chúng phát triển toàn diện nhất có thể. Việc chị đang có bầu bé thứ 3 và được chẩn đoán về tình trạng thai nhi như chị có chia sẻ, chúng tôi rất lấy làm tiếc vì điều đó. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định về việc có nên đình chỉ thai nhi hay không thì phía chị và gia đình có thể dành thời gian cùng ngồi xuống với nhau một lần nữa, và xem xét một cách khách quan nhất để đưa ra quyết định phù hợp, có những định hướng để chăm sóc trẻ tốt nhất có thể. Chúng tôi, hay cả những người xung quanh anh, chị đều không có quyền phán xét hay đưa ý kiến liên quan đến việc ra quyết định của anh, chị. Chúng tôi mong rằng anh, chị sẽ bình tâm và thư giãn đôi chút để có những quyết đính sáng suốt nhất.

Ngoài ra, Nhatamlyhoc Vietnam chia sẻ đến chị một số phương pháp giúp chị thư giãn và một số thông tin về cách chăm sóc trẻ với hội chứng Down như sau:

– Đầu tiên hãy thư giãn và chăm sóc bản thân mình để tràn đầy năng lượng tích cực nhất có thể. Áp dụng một số phương pháp thư giãn giảm căng thẳng trong bất kỳ tình huống chưa tích cực nào xảy ra. Mọi vấn đề cần đưa được xử lý trong trạng thái sức khỏe tinh thần tốt nhất, để tránh đưa ra những quyết định sai lầm đáng hối tiếc trong tương lai. Chi tiết:

. Ngủ và cải thiện giấc ngủ: Lên lịch ngủ và thức phù hợp để cơ thể biết khi nào cần nghỉ ngơi. Thư giãn trước khi đi ngủ theo bất kỳ cách nào phù hợp với chị. Tắm nước ấm, đọc sách hoặc thử một trong các bài tập thư giãn trong bài viết này. Biến phòng ngủ của mình thành nơi tuyệt vời cho giấc ngủ. Cố gắng loại bỏ bất cứ thứ gì không có lợi cho giấc ngủ, chẳng hạn như tiếng ồn, nguồn ánh sáng khó chịu, thiết bị điện tử, hoặc bất cứ thứ gì có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
. Thiền chánh niệm: là một biện pháp can thiệp giảm căng thẳng hiệu quả. Thiền chánh niệm liên quan đến việc đưa nhận thức của bạn đến thời điểm hiện tại với một thái độ không phán xét và chấp nhận, có thể giúp chị đối phó với các tác nhân gây căng thẳng hiệu quả hơn khi chúng xuất hiện.
. Thở sâu: Hít thở sâu có thể làm giảm lo lắng và giúp mọi người đối phó với những căng thẳng. Thở bằng cơ hoành (hay “thở bằng bụng”) liên quan đến việc chủ động thở vào cơ hoành hoặc bụng của bạn, trái ngược với lồng ngực. Kỹ thuật hít thở sâu giúp làm dịu hệ thống sinh lý trong cơ thể, giảm nhịp tim và huyết áp, tăng hoạt hóa hệ thần kinh phó giao cảm và giảm nồng độ cortisol.

– Ngoài ra, hãy luôn là chỗ dựa vững chắc cho trẻ, và xây dựng môi trường xung quanh để hỗ trợ trẻ tốt hơn trong quá trình phát triển nhân sinh quan, bằng cách tạo điều kiện để trẻ hòa nhập với xã hội và tăng cường giao tiếp, ứng xử. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần dạy trẻ cách tập trung chú ý.

– Cha mẹ cần lựa chọn thời gian phù hợp cho trẻ để tương tác, tránh những thời điểm trẻ cần phải nghỉ ngơi hoặc không sẵn sàng giao tiếp. Vì trẻ khá nhạy cảm và rất dễ kích động. Do đó, nếu không hài lòng trẻ sẽ có những phản ứng như sự bướng bỉnh, bốc đồng, cáu kỉnh. Và hầu như trẻ nào cũng gặp khó khăn trong việc trong việc xác định, thấu hiểu và quản lý cảm xúc của mình, đặc biệt là trẻ với hội chứng down, nên sẽ cần sự hỗ trợ lớn hơn từ cha mẹ để phát triển trí tuệ cảm xúc tốt hơn.

– Học những kiến thức cần thiết trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và dạy dỗ để trẻ phát triển tốt. Chị có thể mua sách, tham khảo thông tin trên mạng hoặc tìm đến các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ tương xứng. Tham gia mạng lưới hỗ trợ (các nhóm dành cho bố mẹ có con mắc bệnh Down). Hiện tại có khá nhiều nhóm khác nhau. Bằng cách chia sẻ với những người đồng cảnh ngộ, chị sẽ học thêm kinh nghiệm của họ và giải toả căng thẳng vì chị không đơn độc trên hành trình này.

Thông tin liên hệ hỗ trợ hoặc tìm nhà tâm lý có chuyên môn cho trẻ với hội chứng Down tại:

https://nhatamlyhoc.com/therapists/ Psychologistvietnam@gmail.com

hoặc Nhatamlyhocvietnam@gmail.com

Chân thành cảm ơn và chúc gia đình chị nhiều sức khỏe.

Related Articles

Responses