hand-with-pen Create a post

lại: Nỗi đau con mất

Mình xin chân thành chia buồn cùng bạn và gia đình về mất mát này!

Không có từ nào có thể diễn nỗi đau của một người mẹ mất con. Vì nỗi đau ấy quá lớn để gọi thành tên, đặc biệt là trong trường hợp của bạn. 

Có nhiều lý do khiến mất đi một đứa con gây ra nhiều nỗi đau cho cha mẹ đến mức cha mẹ khó lòng mà chịu đựng được. Một trong số đó là bạn sẽ cảm thấy khá đơn độc. Có lẽ bạn không biết về bất kỳ người nào đã từng trải qua sự mất mát này hay có thể bạn đang nhận được ít sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng. Bạn cũng có thể cảm thấy rất mất phương hướng — như từ nay bạn biết phải đi đâu về đâu? Và thậm chí làm sao bạn có thể sống tiếp đây? Bạn cho rằng bạn đã làm điều gì đó sai khủng khiếp; bạn cảm thấy rất tức giận, đánh mất hy vọng, bạn nghi ngờ đức tin của bạn, sợ hãi khi nhìn về tương lai. Cảm thấy một trong những điều sau: cô lập, không cảm xúc, choáng ngợp, không chắc chắn hoặc sợ hãi — đều là những dấu hiệu của sự căng thẳng quá độ. Đồng thời bạn cảm thấy tất cả những điều này đã chạm đến giới hạn của mình… Những phản ứng trên là phản ứng thường thấy của các bậc cha mẹ khi mất đi đứa con yêu quý của mình.

Ngoài ra, đây còn là một cú sốc đối với cơ thể của vì sự mất mát này khiến cho não bộ tiết ra các hormone căng thẳng. Điều đó khiến tim chúng ta đập mạnh, huyết áp tăng và các mạch máu co lại để đưa nhiều máu hơn đến não và cơ bắp. Nếu phản ứng căng thẳng được kích hoạt lặp đi lặp lại trong nhiều ngày và nhiều tháng thì theo thời gian nó có thể góp phần gây ra trầm cảm, lo lắng và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Đây cũng là một cú sốc đối với tinh thần của cha mẹ vì cái chết của con quá đột ngột đã lấy đi niềm tin của cha mẹ vào cuộc sống. Nó khiến cha mẹ cảm thấy mất quyền kiểm soát những thứ xảy ra xung quanh mình, từ đó dễ nghĩ đến những ý nghĩ tiêu cực.

Vì những lý do trên việc hồi phục sau cú sốc và sang chấn này đòi hỏi một quá trình nhiều nỗ lực từ phía cha mẹ. Cha mẹ sẽ trải qua nhiều giai đoạn đau buồn và đấu tranh tư tưởng về mối quan hệ của bạn với em bé và tương lai. Quá trình phục hồi này có thể diễn ra rất chậm, kéo dài hàng tuần, hàng tháng và thậm chí hàng năm. Hãy cho phép bản thân chấp nhận và kết nối với những cảm xúc ấy, hãy cho phép thời gian xoa dịu những tổn thương trong lòng bạn. Hãy nhớ rằng, chúng ta không thể kiểm soát được mọi thứ xảy ra trong cuộc sống và sẽ luôn có những sự kiện đau buồn, đau khổ xảy đến với chúng ta. Nhatamlyhoc Vietnam tin rằng bạn sẽ có đủ dũng khí và sức mạnh để dối diện, chấp nhận nỗi đau và vững bước trên con đường tự chữa lành.

Bạn có thể

  • Tập thư giãn: Thư giãn cơ liên tục bao gồm việc căng và chùng các nhóm cơ khác nhau (ví dụ: chân, bụng, lưng) theo một trình tự để giúp bạn hiểu thư gãn, thả lỏng các cơ.
  • Các bài tập về thiền chánh niệm giúp bạn cảm thấy bình tâm hơn.
  • Luyện tập hít thở sâu: Thở bằng cơ hoành (hay “thở bằng bụng”) liên quan đến việc chủ động thở vào cơ hoành hoặc bụng của bạn.
  • Các hoạt động giải trí như: đọc sách, nghe nhạc, làm việc nhà, đi chơi với bạn bè, đi café 1 mình… Hoặc những hoạt động mà bạn cảm thấy thích và thoải mái khi làm.
  • Thực hiện một số liệu pháp chăm sóc bản thân tại nhà: chăm sóc da, tắm nước ấm, ngâm chân, massage cơ thể, xem các chương trình giải trí như gameshow, hài kịch,… Nấu một bữa ăn ngon cho bản thân và gia đình.
  • Chia sẻ vấn đề của mình với bạn bè, người thân trong gia đình, những người bạn có thể tin tưởng. Điều này có thể giúp bạn giải tỏa những suy nghĩ đang đè nén trong lòng.

Nếu bạn cảm nhận thấy nỗi buồn là quá lớn hay gặp khó khăn để chấp nhận và khó trở lại cuộc sống hàng ngày, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ. Việc được gặp, trò chuyện với các chuyên gia tâm lý giúp bạn có cái nhìn khác và có thêm sức mạnh trên con đường chữa lành chính mình.

Related Articles

Responses