hand-with-pen Create a post

lại: Tuổi dậy thì

Cảm ơn bạn đã chia sẻ vấn đề của mình với Nhatamlyhoc Vietnam.

Thông qua những thông tin mà bạn đã chia sẻ, chúng tôi nhận thấy bạn đang gặp khó khăn trong việc giao tiếp với con khi con bước vào giai đoạn dậy thì – một giai đoạn chuyển mình từ trẻ con sang người lớn. Nhatamlyhoc Vietnam xin chia sẻ một vài thông tin đến bạn như sau:

  • Giai đoạn dậy thì (hay còn gọi là tuổi thiếu niên) là thời kỳ quá độ, thời kỳ chuyển tiếp từ thế giới trẻ con sang thế giới người lớn. Đây là thời kỳ phát triển đầy biến động, có sự nhảy vọt cả về thể chất lẫn tinh thần. Điều này đã tạo điều kiện phát sinh nét cấu tạo tâm lý mới trung tâm của tuổi thiếu niên: “cảm giác mình là người lớn”.
  • Từ cảm nhận về sự trưởng thành của bản thân, thiếu niên phát triển mạnh mẽ nhu cầu được độc lập, nhu cầu tự khẳng định mình, nhu cầu tìm kiếm một vị trí trong gia đình, nhà trường và xã hội, đây cũng chính là động lực giúp sự tự ý thức của thiếu niên được hình thành và phát triển mạnh mẽ.
  • Hoạt động giao tiếp nói chung, và đặc biệt dạng giao tiếp mang tính chất cá nhân thân tình (bạn bè) là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi thiếu niên. Giao tiếp với người lớn được cải tổ lại, hình thành kiểu quan hệ mới dựa trên cơ sở tôn trọng và bình đẳng.
  • Khi bước vào tuổi dậy thì trẻ đòi hỏi người lớn phải đối xử bình đẳng, tôn trọng, tin tưởng và mở rộng sự độc lập và thoát khỏi sự giám sát của người lớn nên đôi khi người lớn chưa bắt nhịp những thay đổi trong tâm sinh lý của trẻ dẫn đến việc giao tiếp với trẻ khi trẻ bước vào giai đoạn này gặp ít nhiều khó khăn.

Nhatamlyhoc Vietnam xin gợi ý với bạn 1 số cách cải thiện sự giao tiếp với con trẻ như sau:

  • Tạo thói quen trò chuyện với con: Bạn nên thường xuyên quan tâm, trao đổi với con về những việc diễn ra ở trường, ở nhà, quan hệ với bạn bè…
  • Lắng nghe: Hãy đặt mình vào vị trí của con, thấu cảm với cảm xúc của con và đừng áp những suy nghĩ, ý kiến chủ quan của mình lên con. Hãy lắng nghe nhiều hơn là nói về. Đây là một trong những cách tốt nhất để giao tiếp với con trẻ. Bởi vì sự lắng nghe cho phép bạn hiểu được điều gì đang diễn ra ở con và khuyến khích con giao tiếp nhiều hơn, giúp con thoải mái bày tỏ quan điểm và cảm nhận mà không lo lắng bị phán xét hay bị chỉnh sửa.
  • Chọn thời điểm phù hợp: Hãy chọn thời điểm trò chuyện phù hợp cho cả hai, không nên tập trung vào mỗi thời gian rảnh rỗi của bạn.
  • Tập trung nói chuyện: Khi trò chuyện với con, bạn không nên làm bất cứ việc gì khác, nếu bạn tập trung và nghiêm túc thì con bạn sẽ phải tập trung và nghiêm túc hiểu vào cuộc trò chuyện.
  • Không tạo khoảng cách hoặc tỏ ra uy quyền: Việc tạo ra khoảng cách hoặc tỏ ra uy quyền có thể khiến con bạn gặp khó khăn khi chia sẻ những tâm tư, tình cảm,… Hãy tìm hiểu về sở thích của con, hoặc điểm chung giữa bạn và con và gợi những chủ đề nói chuyện từ những sở thích ấy, như vậy khoảng cách giữa 2 thế hệ sẽ được thu hẹp lại.
  • Cha mẹ hãy nói và trả lời những thắc mắc của con một cách chân thực, thẳng thắn và cởi mở, phải khẳng định với chúng rằng những thay đổi trong giai đoạn này là chuyện hoàn toàn bình thường. Sự chăm sóc, quan tâm, giải thích tâm sự về tuổi mới lớn của cha mẹ đối với con cái mình không chỉ thể hiện tình cảm gắn bó sâu sắc mà còn cung cấp cho con những kiến thức cần thiết về cơ thể mình, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, xây dựng quan niệm sống đúng đắn, tránh được những tiêu cực hay hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ sau này.

    Nếu bạn cảm thấy cần sự tham vấn trực tiếp từ các chuyên gia, bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại: Nhatamlyhoc Vietnam.

    Thông tin liên hệ:

    Tìm nhà trị liệu của bạn tại: https://nhatamlyhoc.com/therapists/  

    Hoặc gửi email trực tiếp để được hỗ trợ: 

    Psychologistvietnam@gmail.com

    Nhatamlyhocvietnam@gmail.com

    Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

Related Articles

Responses