hand-with-pen Create a post

Những điều KHÔNG NÊN nói với người bị trầm cảm

Những điều KHÔNG NÊN nói với người bị trầm cảm

 

Khi một ai đó bạn yêu thương bị trầm cảm, đưa ra những lời khuyên hay chỉ dạy là những điều bạn có thể làm với một tâm ý tốt. Tuy nhiên, những từ ngữ bạn sử dụng có thể không truyền tải được thông điệp bạn muốn gửi – đặc biệt là nếu bạn không hiểu bản chất của trầm cảm cũng như các bệnh lý tâm thần.

Điều quan trọng phải nhớ là trầm cảm là một bệnh y khoa cần đến điều trị, dù là thuốc hay trị liệu hoặc cả hai. Khi bạn nói với một người bạn quan tâm về căn bệnh trầm cảm của họ, việc lặp đi lặp lại những lời sáo rỗng tẻ nhạt có thể khiến người kia cảm thấy bạn đang xem nhẹ cảm xúc của họ.

Khi thể hiện cảm xúc của bản thân, những cụm từ bạn sử dụng nghe có vẻ rõ ràng và đi vào vấn đề từ góc nhìn của bạn, nhưng với người tiếp nhận là bệnh nhân trầm cảm thì họ có thể cảm thấy mình bị tấn công, bị hiểu sai hoặc cảm thấy tổn thương sâu sắc.

Trao đổi về bệnh lý tâm thần với người thân là điều rất quan trọng nhưng nếu bạn không tế nhị và xuất phát từ lòng thương yêu thì mọi nỗ lực giúp đỡ có thể lợi bất cập hại.

 

Đừng.

– Xem nhẹ cảm xúc của họ. 

– Gạt bỏ những triệu chứng. 

– Chối bỏ cảm xúc của họ. 

– So sánh cảm xúc của họ với người khác. 

– Thể hiện sự vô cảm. 

– Nói họ là ích kỷ. 

 

Hãy.

– Nói với họ bạn quan tâm họ.

– Hỏi xem bạn có thể giúp gì cho họ. 

– Chăm sóc công việc như việc vặt và việc trong nhà. 

– Đề nghị giúp họ tìm sự trợ giúp. 

– Thể hiện lòng thấu cảm và thấu hiểu. 

– Luôn hỗ trợ. 

– Đừng bắt họ phải cố lên. 

– Tránh những bình luận kiểu như: 

    “Thôi ngay đi!”

    “Cố lên xíu nữa là được!” 

 

Khi ai đó nói bạn là hãy cố lên khi bạn đã đang cố hết sức mình rồi thì lời nói ấy có thể làm bạn nản và có thể khiến bạn, người đang mắc trầm cảm, cảm thấy tình thế bây giờ coi như vô vọng.

Có nhiều lý do hình thành trầm cảm và một người có thể không nhất thiết phải kiểm soát tất cả các yếu tố nguy cơ. Một khi ai đó bị trầm cảm, vấn đề không chỉ đơn giản dừng lại ở “nói chuyện động viên” là có thể giúp họ thoát khỏi tâm trạng xuống dốc tinh thần.

Như bệnh tiểu đường và suy giáp, trầm cảm có thể xảy đến vì cơ thể không sản sinh đủ các chất hóa học nó cần để vận hành bình thường. Một người mắc tiểu đường không thể “hối” cơ thể mình sản sinh nhiều insulin hơn được.

Một người mắc trầm cảm vì lượng chất dẫn truyền thần kinh ở mức thấp không thể chỉ đơn giản là “hối” cơ thể sản sinh nhiều loại chất hóa học này hơn là được.

Tương tự như cách người bệnh tiểu đường có thể cần đến điều trị insulin thì người bệnh trầm cảm cũng cần can thiệp và hỗ trợ y khoa. Với một số người, điều này có thể là sử dụng thuốc giúp giải quyết tình trạng mất cân bằng sinh hóa góp phần gây ra bệnh lý này.

Đừng đơn giản hóa quá mức.

 

Những lời hô hào đầy ý nghĩa như “hãy vui lên” hay “cười lên” có thể nghe khá thiện lành và hỗ trợ, nhưng những câu nói này đã quá đơn giản hóa cảm xúc buồn bã gắn bó cực kỳ mật thiết với trầm cảm.

Như người trầm cảm chẳng thể bắt não bộ của họ tạo ra nhiều serotonin hơn, họ cũng chẳng thể “quyết định” mình vui vẻ được. Mặc dù tư duy tích cực chắc chắn là có một số lợi ích nhất định nhưng điều đó không đủ để chữa cho bệnh nhân trầm cảm.

Đừng thể hiện sự hoài nghi. 

 

Tác gia người Mỹ Glennon Doyle, đã nói, “Người cần giúp đỡ thường trông như kẻ người không cần ai giúp.” Nói cách khác, những gì mà một người thể hiện ra bên ngoài không phải lúc nào cũng phản ánh những cảm xúc bên trong họ. Điều này đúng với nhiều bệnh lý tâm thần, nhưng cũng đúng luôn với những bệnh lý mãn tính đôi khi khó nhận biết. Vậy nên, hãy tránh những lời nói kiểu như:

 

“Nhưng trông em chẳng có vẻ gì là trầm cảm cả!”

“Ủa trông có buồn bã gì đâu!” 

“Anh cũng như em vậy mà.”

 

Không hiếm những người mắc trầm cảm và lo âu cố gắng hết sức để “trưng ra một khuôn mặt tươi vui” và che giấu không để người khác biết những cảm xúc thật sự bên trong. Những suy nghĩ này có thể cực kỳ sâu sắc trong họ và trong thực tế, cũng chính là đặc tính của bản thân căn bệnh trầm cảm – thậm chí ngay cả khi chúng không phản ánh những gì thực sự diễn ra.

 

– Họ có thể bị xấu hổ, bối rối, tội lỗi, tủi nhục hay sợ hãi những điều sẽ xảy đến nếu người khác phát hiện ra họ bị trầm cảm.

– Họ có thể lo rằng người khác nghĩ mình thiếu năng lực ở chỗ làm hay một người bố/mẹ không ra gì.

– Họ có thể lo lắng rằng bạn đời, gia đình và bạn bè sẽ không còn yêu thương họ nữa.

 

Chỉ vì một ai đó trầm cảm cố che đậy sự thật này không có nghĩ là họ muốn bị chối bỏ khi họ thực sự chọn mở lòng về những cảm nhận thật của bản thân. Cần rất nhiều can đảm để thoải mái nói về nỗi đau họ đang trải qua. Nếu ai đó đáp lại học bằng sự hoài nghi hay ngờ vực, họ có thể sẽ cảm thấy việc trao đổi về bệnh trầm cảm có thể không an toàn.

Điều đó cũng có thể khiến họ tự nghi ngờ bản thân. Khi kết hợp với nỗi kỳ thị gắn liền với bệnh lý tâm thần thì những cảm xúc nghi ngờ có thể khiến họ do dự tìm kiếm trị liệu.

Đừng chối bỏ nỗi đau họ đang chịu đựng. Khi bạn trò chuyện với một người bạn mắc trầm cảm hoặc đang trải qua quãng thời gian khó khăn, hãy cố gắng đừng mang nỗi đau ra so sánh. Hãy nhớ rằng, nỗi đau (thể xác và tinh thần) không chỉ mang tính chủ quan mà còn khá tương đối.

 

Hãy tránh những bình luận kiểu như: 

“Đâu có tệ đến vậy đâu hả?”

 “Mọi thứ có thể đã tệ hơn.” 

 “Mày cứ nghĩ mình mày khổ.” 

 

Người bệnh trầm cảm cũng thiếu nguồn lực nội tại cần có để đối phó với căng thẳng một cách hiệu quả và lành mạnh. Với bạn, đó có thể là một sự kiện hay một tình huống gây ra bất tiện hay phiền phức nho nhỏ nhưng đối với người mắc trầm cảm, nó như một chướng ngại không thể vượt qua được.

Con người ta thường lo lắng việc họ không thể nhìn thấy một nguyên do gây trầm cảm rõ ràng, và việc không biết được tại sao mình bị trầm cảm có thể khiến mọi thứ tồi tệ hơn. Cuộc sống của một người trở nên như thế nào bên ngoài không phải lúc nào cũng phản ánh, hay thay đổi cách cảm nhận bên trong của họ.

Trầm cảm không cần sự bào chữa. Trải nghiệm này mang tính cá nhân cao, và thậm chí nếu bạn quan tâm đến ai đó và muốn giúp họ thì hãy hiểu rằng bạn có thể không bao giờ hiểu rõ những gì họ đang cảm thấy.

Có lẽ cuộc sống một người có thể trở nên tệ hơn, nhưng trầm cảm không phải là mọi thứ tệ như thế nào, mà nó là bản thân người ấy cảm thấy tệ đến thế nào trong thời điểm ấy.

Tránh mang ra so sánh hay tạo ra một “cuộc thi” xem ai cảm thấy khốn khổ nhất. Làm vậy không mang lại ích lợi gì và có thể khiến người bệnh trầm cảm cảm thấy bạn đang xem nhẹ những gì họ đã đang trải qua hoặc không thực sự lắng nghe những lời họ nói với bạn.

Đừng đổ lỗi. 

 

Mặc dù sự thiếu hụt các chất hóa học giúp điều hòa khí sắc về cơ bản có xuất hiện trong não bộ người bệnh, những cụm từ “cũng từ suy nghĩ của mày mà ra” nghe có vẻ  rất tùy tiện. Người nghe cụm từ này có thể cảm thấy mình bị tấn công, như thế họ đang bị kết tội là “bịa chuyện” hay nói dối về cảm xúc bản thân. Vậy nên hãy tránh những câu kiểu như:

 

“Cũng từ suy nghĩ của mày mà ra chứ đâu.” 

“Xem lại bản thân mày trước đi.”

“Do anh tưởng tượng ra thôi.”

 

Hơn nữa, trầm cảm thường là không chỉ ở trong đầu của đối phương mà cả ở trong cơ thể của họ nữa. Trầm cảm có nhiều triệu chứng thực thể, như đau mạn tính, và chúng tồn tại thực sự. Trầm cảm là một bệnh lý không thể được cải thiện mà không có điều trị.

 

Trầm cảm không phải là một căn bệnh mà chủ thể “chọn” mắc, và mặc dù các nhà nghiên cứu không hiểu hết mọi căn nguyên tiềm ẩn nhưng họ biết chắc có rất nhiều yếu tố tác động.

 

Một số yếu tố then chốt góp phần gây trầm cảm bao gồm:

– Gen di truyền: Một số yếu tố môi trường có thể cũng có vai trò nhất định, có lẽ là bằng cách châm ngòi một đặc tính dễ mắc trầm cảm ẩn giấu do di truyền.

– Yếu tố từ môi trường: Như gen di truyền, con người ta không phải lúc nào cũng có thể kiểm soát được mọi yếu tố châm ngòi từ những nơi như môi trường họ lớn lên. Đông đảo chúng ta đều biết rằng người đã từng gặp sang chấn hoặc lạm dụng trong thời thơ ấu sẽ có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn về sau này.

– Căng thẳng. Những căng thẳng thường nhật kéo dài, những vấn đề cá nhân và những sự kiện lớn trong cuộc đời có thể đóng một vai trò quan trọng làm châm ngòi các triệu chứng của trầm cảm.

 

Có một số thay đổi trong lối sống và  một số yếu tố nguy cơ điều chỉnh được có thể tác động lên triệu chứng, nhưng chỉ khuyên người bệnh tạo ra những thay đổi lối sống mà vốn họ chưa chuẩn bị có thể không mang đến ích lợi. Triệu chứng trầm cảm (như mệt mỏi và thiếu động lực) có thể khiến những hoạt động thể chất và tinh thần trở nên quá sức và choáng ngợp.

 

Đừng thờ ơ

Khi một ai đó mắc trầm cảm, họ có thể mang trong mình cảm giác tủi hổ và tội lỗi. Họ cảm thấy mình là gánh nặng với những người xung quanh trong cuộc sống, và những cảm xúc này có thể khiến trầm cảm trở nên tệ hơn và thậm có thể đưa đến những suy nghĩ tự sát hay hành vi tự hại.

Xem nhẹ nỗi đau của người khác chẳng mang lại ích lợi gì. Với những người đang đương đầu với trầm cảm, điều đó thực sự rất đau đớn và hủy hoại họ.

Khi bạn đang (hoặc sắp sửa) hỗ trợ người bệnh trầm cảm, bạn có thể sẽ nói một số điều gây tổn thương khi bản thân bị bực bội hoặc lo lắng. Nếu bạn thấy mình đang suy nghĩ “ai mà thèm quan tâm” khi đang lắng nghe người thân yêu tâm sự, hãy nhận ra rằng nó có thể là một dấu hiệu bạn đang bị kiệt sức tinh thần.

 

Bạn cần chăm lo cho chính những cảm xúc và sức khỏe tinh thần của bạn trước khi giúp người khác. Nếu bạn cảm thấy chán nản, bực bội hay vô vọng, hãy tự vấn bản thân và đảm bảo mình có được những hỗ trợ cần thiết cho bản thân.

 

Đừng làm họ xấu hổ.

 

Đôi khi, có lẽ là tâm trí người trầm cảm lúc nào cũng bị chiếm đóng bởi chính đời sống họ (hay cụ thể hơn là những suy nghĩ của chính họ) nhưng điều đó không khiến họ trở nên ích kỷ. Hãy tránh đưa ra những bình luận làm họ xấu hổ vì những cảm xúc họ đang có như:

 

– “Anh chỉ nghĩ cho mỗi mình anh thôi.”

– “Ai mà chẳng có vấn đề.” 

– “Anh đang nghĩ về bản thân mình quá nhiều.”

 

Cho rằng một người mắc trầm cảm không quan tâm đến những người khác chẳng mang đến sự an ủi và chỉ dọn đường cho sự đổ lỗi, nỗi xấu hổ và cảm giác tội lỗi. Người mắc trầm cảm thực sự vẫn quan tâm đến người khác.

 

Đừng ngó lơ họ.

Thậm chí ngay cả khi bản thân bạn đã từng bị trầm cảm, trải nghiệm của bạn có thể sẽ khác với trải nghiệm của người khác. Nếu bạn đã từng mắc trầm cảm, bạn có lẽ sẽ khó mà thấu cảm. Dù là tình huống nào, nếu người thân yêu của bạn bị trầm cảm, điều tốt nhất bạn có thể làm là hãy cởi mở và sẵn lòng tìm hiểu.

 

Thay vì từ bỏ cuộc hội thoại bằng cách nói “Tôi không hiểu” – hay nói bạn hiểu những thực tế lại không – hãy bắt đầu bằng cách an ủi họ rằng bạn quan tâm họ.

 

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc hiểu rõ những nhu cầu của họ, hãy thành thật. Bình tĩnh giải thích, sau đó, kiên nhẫn và sẵn sàng lắng nghe.

 

Tránh những lời sáo rỗng.

 

Mặc dù bạn nói một điều có thể đúng nhưng một người bị trầm cảm có thể không có hệ quy chiếu cần thiết để tiếp nhận cái ý bạn vừa nói – chứ chưa nói đến việc tin nó. Những lời sáo rỗng, rập khuôn và những câu nói mập mờ này không giúp gì nhiều trong việc giúp họ giữ vững niềm tin, đặc biệt khi nói về hy vọng. Vậy nên hãy tránh đưa ra những lời nói như:

 

“Mấy cái này rồi cũng qua thôi.”

“Thôi bỏ đi”

“Anh sẽ vượt qua nó thôi.”

 

Một người bị trầm cảm có thể gặp khó khăn trong việc vạch định tương lai vì họ bị choáng ngợp bởi hiện tại. Việc “bỏ qua” hay “trốn tránh” quá khứ cũng chẳng dễ dàng gì, đặc biệt là đối với những người đã từng trải qua mất mát và chấn thương.

 

Bạn tưởng mình đang mang đến hy vọng bằng những lời nói như thế này, ý là, cuối cùng thì mọi thứ đều sẽ tốt hơn thôi – nhưng một người trầm cảm có thể sẽ bị nản lòng, họ sẽ tự hỏi họ phải chờ cho đến khi nào.

 

Những điều bạn có thể làm.

 

Thay vì cứ thúc ép họ tập trung vào tương lai hay quên đi quá khứ:

 

– Cố hết sức ở bên cạnh họ ngay thời điểm hiện tại.

– Chỉ cần ngồi với họ và cố không lo lắng xem cái mình nói là đúng hay sai.

 

Bạn có lẽ sẽ thấy việc hữu ích nhất bạn có thể làm là lắng nghe. 

 

Kết luận.

 

Tìm ra những câu từ hữu ích để nói với người bị trầm cảm là rất khó. Đừng ngần ngại nói, “Tôi không biết phải nói gì bây giờ.” Hãy luôn chú tâm đến từ ngữ có thể tạo nên sự khác biệt lớn. Và nếu bạn không cẩn thận, lời nói của bạn sẽ “lợi bất cập hại.”

 

Nếu bạn nghĩ rằng những gì mình nói có hơi gây tổn thương trong quá khứ, hãy xin lỗi. Hãy giải thích rằng bạn không biết phải nói gì hoặc bạn không hiểu rõ lắm. Một lời xin lỗi có thể giúp một người dần cảm thấy tốt hơn nếu lời nói của bạn trong quá khứ chưa được hay ho lắm.

Source: https://www.verywellmind.com/worst-things-to-say-to-someone-who-is-depressed-1066982

Related Articles

Responses