hand-with-pen Create a post

PHÂN TÍCH HÀNH VI TRONG TÂM LÝ HỌC LÀ GÌ

PHÂN TÍCH HÀNH VI LÀ GÌ?

 

Phân tích hành vi có khởi phát từ những người theo thuyết hành vi. Đây là quá trình là sử dụng những nguyên tắc trong học tập để làm thay đổi hành vi. Một số phân ngành tâm lý khác đào sâu những tầng nhận thức ẩn sâu bên trong, nhưng tâm lý học hành vi không chú trọng vào các nguyên nhân tinh thần bên trong này mà thay vào đó lại chỉ tập trung vào chính hành vi (tầng bề mặt) mà thôi.

 

Phân tích hành vi có khả năng ứng dụng mạnh mẽ trong điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần và ngành tâm lý học tổ chức, đặc biệt là trong công tác giúp trẻ em và người lớn học những hành vi mới hoặc giảm thiểu những hành vi có vấn đề.

Phân tích hành vi thường được sử dụng để xây dựng kỹ năng ở trẻ em và những người trưởng thành mắc một số khuyết tật, giúp cải thiện năng lực học tập ở trường và hiệu suất công việc của nhân viên tại công sở.

 

Định nghĩa Phân Tích Hành Vi (Behavioral Analysis)

 

Phân tích hành vi là một phân ngành khoa học dựa trên nền tảng và nguyên tắc của thuyết hành vi. Đơn vị số 25 của Hiệp hội Tâm lý học Hoa kỳ (APA) là bộ phận tập trung chuyên sâu vào lĩnh vực phân tích hành vi.

 

Theo Đơn vị 25, phân tích hành vi là một phân ngành hết sức độc đáo bởi nó tập trung và xem xét hành vi như một đối tượng cụ thể. Đơn vị này cũng giải thích rằng phân tích hành vi có thể xuất hiện theo 3 cách.

 

  • Qua các cuộc thí nghiệm về hành vi
  • Qua phân tích hành vi ứng dụng. Đây là quá trình các nhà nghiên cứu ứng dụng kiến thức về hành vi vào các cá nhân và các bối cảnh văn hóa xã hội cụ thể.
  • Qua phân tích hành vi dựa trên khái niệm. Theo Đơn vị 25, đây là cách thức tìm hiểu hành vi thông qua xác định và phân tích những vấn đề triết lý, lịch sử, lý thuyết và phương pháp của phân tích hành vi.

 

Phân tích hành vi thí nghiệm và phân tích hành vi ứng dụng.

 

Có 2 lĩnh vực lớn của phân tích hành vi: Thí nghiệm và Ứng dụng.

 

  1. Phân tích hành vi thí nghiệm bao gồm các nghiên cứu cơ bản được thực hiện để hình thành nội dung kiến thức về hành vi
  2. Phân tích hành vi ứng dụng, mặt khác, lại tập trung vào việc áp dụng những nguyên tắc hành vi này vào các tình huống thực tế hằng ngày.

Những người làm trong lĩnh vực phân tích hành vi ứng dụng sẽ quan tâm đến hành vi và mối quan hệ của chúng với môi trường. Thay vì tập trung vào các trạng thái nội tâm ẩn sâu, các nhà trị liệu với chuyên môn phân tích hành vi ứng dụng của mình, sẽ đi sâu vào các hành vi quan sát được và tận dụng các kỹ thuật tác động nhằm đưa đến sự thay đổi trong hành vi.

 

Theo Ủy Ban Chứng Nhận các Nhà Phân Tích Hành Vi (The Behavior Analyst Certification Board):

 

“Những chuyên gia phân tích hành vi ứng dụng sẽ sử dụng vừa cụ thể vừa toàn diện những nguyên lý học tập, bao gồm học tập điều kiện hóa từ kết quả để định rõ những nhu cầu hành vi khác nhau giữa từng cá nhân trong nhiều bối cảnh khác nhau. Ví dụ: xây dựng kỹ năng và giúp trẻ đạt được mục tiêu ở trường; thúc đẩy sự phát triển, những khả năng và mở rộng nhiều lựa chọn cho trẻ và người trưởng thành mắc khiếm khuyết cơ thể khác nhau, và cải thiện hiệu suất làm việc, mức độ tín nhiệm và hài lòng cho nhân viên trong các cơ quan và tổ chức.”

 

Lịch sử của ngành Phân tích hành vi

 

Thuyết hành vi chủ yếu được hình thành dựa trên các công trình mang tầm ảnh hưởng lớn lao của 3 nhà học giả lớn sau: 

 

  • Pavlov khám phá ra phản ứng có điều kiện trong các nghiên cứu của ông với loài chó, thiết lập nên một phương thức học tập là Điều kiện hóa cổ điển. Nghiên cứu của ông phát biểu rằng: một kích thích từ môi trường (ví dụ như tiếng chuông reo) có thể được sử dụng để kích thích một phản ứng có điều kiện (ví dụ như nhỏ dãi khi có tiếng chuông rung).

 

  • John B. Watson mở rộng học thuyết của Pavlov ra cho nhân loại, ông đã cho ra mắt bài báo “Tâm lý học thông qua góc nhìn của thuyết hành vi” mang tính cột mốc vào năm 1913 và kiến tạo thuyết hành vi thành một trường phái tư tưởng lớn.

 

  • F.Skinner giới thiệu khái niệm Điều kiện hóa từ kết quả, trong đó một nhân tố củng cố sẽ đưa đến một hành vi mà ta mong muốn. Những khái niệm này tiếp tục đóng một vai trò lớn lao trong phân tích hành vi, điều chỉnh hành vi và tâm lý trị liệu.

 

Thuyết hành vi đã từng là một trường phái tư tưởng chiếm ưu thế vượt trội trong tâm lý học, mặc dù sự thống trị này suy giảm dần trong những năm 1950 khi các nhà tâm lý học chú ý nhiều hơn đến các khía cạnh nhân văn và nhận thức.

 

Tuy nhiên hiện nay, các kỹ thuật hành vi vẫn được sử dụng rộng rãi trong tâm lý trị liệu, tư vấn, giáo dục thậm chí là trong nuôi dạy con cái.

 

Các kỹ thuật và chiến thuật được sử dụng trong phân tích hành vi.

 

Một số kỹ thuật được sử dụng trong phân tích hành vi

 

  • Xâu chuỗi (Chaining): Đây là kỹ thuật chia nhỏ một việc gì đó thành những cấu phần nhỏ hơn. Phần đầu tiên hay đơn giản nhất sẽ được dạy trước. Một khi cái đầu tiên được học thành công, những phần việc tiếp theo cũng sẽ học được. Quá trình này cứ thế tiếp diễn cho đến cả một chuỗi được kết nối cùng nhau.

 

  • Thúc giục (Prompting): Đây là cách chúng ta sử dụng một hình thức thúc đẩy nào đó nhằm khơi gợi và đưa đến một phản ứng ta mong muốn. Có thể là dùng lời nói, như nói một người phải làm cái gì đó, hoặc hình ảnh, như cho một người xem một tấm ảnh nào đó để họ phản ứng theo cách ta dự tính.

 

  • Định hình (Shaping): Đây là chiến thuật mà ta sẽ dần dần thay thế một hành vi thành một hành vi ta mong muốn.

 

Ứng dụng Phân tích hành vi.

 

Phân tích hành vi đã được chứng minh là một công cụ học tập đặc biệt hiệu quả trong việc giúp trẻ tự kỷ hoặc chậm phát triển hình thành và duy trì những kỹ năng mới. Những hình thức can thiệp bao gồm Phương pháp Lovaas và phương pháp ABA (Phân tích hành vi ứng dụng) và sử dụng kỹ thuật huấn luyện thử nghiệm từ xa. Những nguyên tắc cơ bản của trong can thiệp hành vi thường được sử dụng trong bối cảnh các trường học, nơi làm việc và công việc chăm sóc trẻ.

 

Nguồn: 

Behavior Analysis in Psychology

https://www.verywellmind.com/what-is-behavior-analysis-2794865

Related Articles

Responses