hand-with-pen Create a post

Tại sao các sự kiện đau thương lại biến thành PTSD (rối loạn stress sau sang chấn) đối với một số người ? ❗❗

Nhiều người trải qua các sự kiện đau buồn, nhưng không phát triển chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).

Thật vậy, hầu hết mọi người đều vượt qua những sự kiện không may như tai nạn xe hơi, hành hung hoặc bị chó tấn công, vv trong vài tuần hoặc vài tháng.

 Tuy nhiên, làm thế nào mà một số người tiếp tục bị hồi tưởng và lo lắng trong một thời gian dài hơn, trong khi những người khác phục hồi nhanh chóng?

Nghiên cứu mới cho thấy rằng câu trả lời phụ thuộc vào mức độ con người suy nghĩ về và cố gắng hiểu sự việc đã trải qua. Nếu như họ càng chật vật để tìm hiểu vấn đề, thì họ càng có nhiều khả năng bị PTSD.

Cuộc đấu tranh này dẫn đến sự trầm ngâm suy nghĩ: quá trình liên tục suy nghĩ về những điều tiêu cực.

Sự trầm ngâm tư lự là một triệu chứng phổ biến của bệnh trầm cảm.

Giáo sư Richard Meiser-Stedman, tác giả đầu tiên của nghiên cứu, đã giải thích cơ sở:

“Các triệu chứng của PTSD có thể là một phản ứng phổ biến đối với chấn thương tâm lý ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Chúng có thể bao gồm các triệu chứng đau buồn như ký ức xâm nhập, ác mộng và hồi tưởng.

Các chuyên gia y tế tránh chẩn đoán hiện tượng này trong tháng đầu tiên sau chấn thương bởi vì, đó hẳn là một phản ứng hoàn toàn bình thường chứ chưa hẳn là PTSD

Nhiều trẻ em trải qua phản ứng căng thẳng sau chấn thương nghiêm trọng ban đầu có thể tiếp tục phục hồi tự nhiên mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ chuyên nghiệp nào.

Nhưng một bộ phận thiểu số tiếp tục mắc chứng PTSD dai dẳng, có thể kéo dài lâu hơn nữa.

 

Chúng tôi muốn tìm hiểu thêm về lý do tại sao một số trẻ có các triệu chứng stress sau sang chấn đáng kể trong những ngày và vài tuần sau chấn thương, trong khi những trẻ khác thì không, và quan trọng là – tại sao một số trẻ hồi phục tốt mà không cần điều trị, trong khi những trẻ khác tiếp tục gặp các vấn đề dai dẳng hơn. “

Các nhà nghiên cứu đã xem xét những yếu tố nào có thể dự đoán ai đã phát triển hội chứng PTSD sau một sự kiện đau buồn. Ví dụ, họ có nhận được hỗ trợ từ cộng đồng không, họ đang trải qua những căng thẳng nào khác trong cuộc sống và liệu họ có còn đau khổ không?

 

Giáo sư Meiser-Stedman giải thích kết quả của nghiên cứu:

“Chúng tôi phát hiện ra rằng các triệu chứng PTSD khá phổ biến từ rất sớm – ví dụ từ hai đến bốn tuần sau chấn thương.

Những phản ứng ban đầu này được thúc đẩy bởi mức độ sợ hãi và bối rối cao trong quá trình chấn thương.

Nhưng phần lớn trẻ em và thanh niên hồi phục một cách tự nhiên mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào.

Đáng lưu ý là mức độ nghiêm trọng của các chấn thương cũng không dự đoán được  PTSD, cũng như các tác nhân gây căng thẳng khác trong cuộc sống, hỗ trợ từ người thân/ bạn bè mà họ có thể dựa vào, hoặc sự tự trách bản thân.

 

Những người trẻ không hồi phục tốt và gặp phải hội chứng PTSD mãn tính hai tháng sau chấn thương, có nhiều khả năng suy nghĩ tiêu cực về chấn thương và sự mất mát họ hứng chịu – họ tiếp tục suy nghĩ về những gì đã xảy ra với họ.

Họ coi các triệu chứng của mình là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn nghiêm trọng và vĩnh viễn xảy ra với họ, họ không tin tưởng người khác nhiều và họ nghĩ rằng họ không thể đối phó được.

Trong nhiều trường hợp, những nỗ lực để giải quyết rối loại tâm lý như là cố gắng suy nghĩ thấu đáo hoặc nói chuyện với bạn bè và gia đình – thực sự là mức độ nghiêm trọng hơn của PTSD.

Những đứa trẻ không vượt qua được là những đứa trẻ đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu về chấn thương/ vấn đề chúng gặp phải

Mặc dù một số nỗ lực để giải quyết chấn thương  sẽ hữu ích, nhưng có vẻ như trẻ em cũng có thể bị ‘mắc kẹt’ và dành quá nhiều thời gian để tập trung vào những gì đã xảy ra và tại sao.

Mặt khác, những người trẻ tuổi hồi phục tốt dường như ít bận tâm chú ý và suy nghĩ bởi những phản ứng của họ sau chấn thương.

Điều trị rối loạn căng thẳng sau sang chấn

Trước khi điều trị PTSD có thể bắt đầu, điều quan trọng là phải có được chẩn đoán chính xác bởi một chuyên gia sức khỏe tâm thần/ nhà trị liệu tâm lý có tay nghề cao. Mỗi trường hợp PTSD là khác nhau, vì vậy kế hoạch điều trị của bạn phải được tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu cụ thể của bạn. Nói chung, hầu hết những người bị PTSD được điều trị bằng một số biện pháp kết hợp sau:

▶ Tâm lý trị liệu

Trò chuyện với một nhà trị liệu tâm lý có kinh nghiệm có thể dạy bạn kỹ năng để đối phó với những ký ức về chấn thương của bạn và thay đổi cách thức suy nghĩ đang khiến bạn đau khổ. Liệu pháp có thể diễn ra riêng lẻ hoặc theo nhóm và có thể liên quan đến việc tiếp xúc với các tình huống mà bạn đã chủ động tránh né.

▶ Kê đơn thuốc

Một số người bị PTSD cảm thấy hiệu quả từ việc sử dụng thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như Paxil hoặc Zoloft, có thể làm dịu phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy” của cơ thể bạn và giảm bớt cường độ của những cơn ác mộng và hồi tưởng.

Bằng cách hợp tác chặt chẽ với chuyên gia sức khỏe tâm thần, bạn sẽ có thể vượt qua các triệu chứng PTSD của mình và trở lại sống một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn.

Dịch từ nguồn bài viết của tiến sỹ tâm lý Jeremy Dean, PhD

Source: https://www.spring.org.uk/2021/04/depression-visual-illusion.php

Related Articles

Responses