hand-with-pen Create a post

THIỀN ĐỊNH – MỘT TRONG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CHỮA LÀNH SANG CHẤN, MẸO THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

🌻 Samatha (Pāli) hoặc śamatha là một thuật ngữ Phật giáo thường được dịch là “sự tĩnh lặng của tâm trí”, hoặc “tâm trí tĩnh lặng”. Kinh điển Pali mô tả nó là một trong hai phẩm chất của tâm được phát triển (bhāvanā) trong thiền định của Phật giáo, thứ còn lại là vipassana (minh sát). Ban đầu, samatha được phát triển bằng cách tuân thủ các jhanas, nhưng truyền thống Phật giáo sau này cũng giới thiệu lại thiền định nhất tâm, bao gồm một loạt các kỹ thuật tĩnh tâm, như một phương tiện để phát triển sự bình tĩnh. Samatha phổ biến đối với nhiều truyền thống Phật giáo.
 

🌻 Thiền định là một thực hành Phật giáo để làm dịu tâm, phát triển sự tĩnh lặng thông qua chánh niệm. Điều này được thực hiện bằng cách tập trung vào hơi thở để có thể nhận thức rõ ràng các suy nghĩ, hành động và mọi diễn biến xung quanh khi chúng phát sinh và biến mất. Trong thiền định, tâm trở thành một cái hồ tĩnh lặng không bị xáo trộn, kích động, và sẵn sàng phản chiếu bản chất thật của sự vật, hiện tượng. Chúng ta sẽ nhận thấy rõ ràng khía cạnh chân thật của chúng khi chúng ẩn nấp dưới kiến ​​thức thông thường và sự bồn chồn của ái dục.

 
🌻 Tuy nhiên, giai đoạn bắt đầu thực hành thiền định không phải việc dễ dàng với những người gặp sang chấn. Thiền giúp chúng ta thư giãn, nhưng với những người gặp sang chấn, thư giãn đồng nghĩa với việc họ phải thả lỏng cảnh giác. Việc này có thể khiến họ cảm thấy dễ bị tổn thương và khơi gợi những nỗi đau cảm xúc liên quan đến sang chấn họ gặp phải. Điều này không có nghĩa rằng những người đó không thể thiền. Họ chỉ cần thời gian để học cách ổn định tinh thần và tâm trí.
 
🌻 Ngoài ra, có một số cách giúp những người gặp sang chấn có thể bắt đầu thực hành thiền định dễ dàng hơn:
 
1. Bắt đầu với những bài tập thiền có hướng dẫn. Dù là có một huấn luyện viên hoặc đơn giản là một video thu âm sẵn, thiền có hướng dẫn có thể giúp bạn cảm thấy được dẫn dắt và hỗ trợ hơn và giảm thiểu việc tâm trí bạn lang thang đến những ký ức sang chấn.
 
2. Thiền trong thời gian ngắn. Nếu bạn cảm thấy thiền trong khoảng thời gian dài có thể khiến tâm trí lang thang về ký ức đau buồn, hãy tìm cho mình một khoảng thời gian phù hợp để tĩnh tâm thay vì cố ngồi thiền thật lâu. Thời gian thiền có thể thay đổi sau khi bạn đã quen dần với thực hành này.
 
3. Tạm dừng khi cảm thấy quá tải. Bất cứ lúc nào bạn cảm thấy không ổn, hãy tạm dừng. Bạn có thể đứng dậy đi lại, rời vị trí thiền hoặc làm những việc bạn thích cho đến khi bạn cảm thấy sẵn sàng để tiếp tục thực hành.
 
4. Thử một phương pháp thiền khác. Thiền không đồng nghĩa với việc phải nhắm mắt ngồi khoanh chân. Bạn có thể nằm xuống, đi lại, mở mắt, miễn là bạn cảm thấy thoải mái với lựa chọn của mình.
Thiền là một phương pháp chữa lành có thể tự thực hành tại nhà.

Related Articles

Responses