hand-with-pen Create a post

TRẦM CẢM: 10 VẤN ĐỀ PHỔ BIẾN BẠN CẦN NHẬN THỨC LẠI

Những người trầm cảm cảm thấy bất lực, tuyệt vọng, vô nghĩa và không thể kiếm soát được cuộc sống của họ.
Nhiều người rất dễ rơi vào những trạng thái như trên nhưng việc điều trị và đối phó với tình trạng như vậy trở nên khó khăn hơn nhiều
Quả thực trầm cảm là một tình trạng phức tạp hơn nhiều người nhận ra. Nó không chỉ là cảm giác “luôn luôn buồn bã” hoặc nghĩ rằng cuộc sống không còn ý nghĩa.
Dưới đây là mười sự thật đáng chú ý về bệnh trầm cảm cung cấp thêm hiểu biết sâu về tính phức tạp và sự phổ biến của các vấn đề thường gặp phải
 
🌻1. Không có mục tiêu cụ thể
Những người bị trầm cảm có xu hướng khái quát hóa và trừu tượng hóa quá mức (“Đối với tôi tất cả mọi việc đều giống nhau, tôi không quan tâm…”). Đó là lý do tại sao những người trầm cảm có xu hướng có những mục tiêu chung chung hơn những người không bị trầm cảm.
Ví dụ, những người trầm cảm có thể tự nói với bản thân: “Tôi muốn hạnh phúc”, nhưng họ không cho thấy cách nào để đạt được điều đó. Ngược lại, những người không trầm cảm thường thực hiện những mục tiêu cụ thể như: “Tôi sẽ giữ liên lạc với gia đình bằng cách gọi điện cho họ mỗi tuần một lần”.
Do đó, các mục tiêu cụ thể chắc chắn là nhiều khả năng đạt được hơn các mục tiêu chung chung.
 
🌻2. Sự trầm tư
Một triệu chứng quan trọng của bệnh trầm cảm là sự trầm tư suy ngẫm và những suy nghĩ chán nản cứ quẩn quanh trong tâm trí.
Thật không may, bạn không thể nói với một người trầm cảm rằng yêu cầu họ hãy ngừng những suy nghĩ phiền muộn; nó là vô nghĩa. Đó là bởi vì điều trị các triệu chứng của bệnh trầm cảm một phần đến từ việc kiểm soát sự chú ý của người đó.
Một phương pháp có thể giúp ích cho việc này là Phương pháp chánh niệm/ sự thức tỉnh. Chánh niệm là tập trung tâm trí để sống trong thời khắc hiện tại, thay vì suy nghĩ vào những hối tiếc trong quá khứ hoặc lo lắng trong tương lai.
Một đánh giá gần đây về 39 nghiên cứu tâm lý học về chánh niệm đã phát hiện ra rằng nó có thể có lợi trong việc điều trị trầm cảm.
 
🌻3. Học chánh niệm khi còn nhỏ
Vì chánh niệm rất hữu ích trong việc chống lại chứng trầm cảm, tại sao không dạy nó cho trẻ em?
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc dạy chánh niệm trong trường học làm giảm khả năng mắc các triệu chứng trầm cảm trong tương lai (nghiên cứu bởi Mr Raes và cộng sự, 2013).
Nếu một đứa trẻ có thể học cách kiểm soát sự chú ý của mình khi còn nhỏ, chúng sẽ có được những kỹ năng này như là món quà hành trang cho suốt quãng đời còn lại.
 
🌻4. Trầm cảm làm lu mờ trí nhớ
Một trong những triệu chứng ít được biết đến của bệnh trầm cảm là ảnh hưởng xấu đến trí nhớ.
Trong nhiều năm, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị trầm cảm có các vấn đề đặc biệt là khả năng nhớ dữ kiện, cụ thể như tên hoặc địa điểm (nghiên cứu bởi Mr Porter và cộng sự, 2003).
Một phần nguyên nhân của điều này có thể là do những người trầm cảm mất khả năng phân biệt giữa các trải nghiệm/ hoạt động tương tự nhau (nghiên cứu bởi Shelton & Kirwan, 2013). Điều này cũng là một liên hệ về việc suy nghĩ khái quát hóa, ko hành động theo mục tiêu cụ thể.
Tuy nhiên, trầm cảm cũng làm sụt giảm khả năng khác của trí nhớ, bao gồm khả năng nhớ lại các ý nghĩa/ khái niệm và khả năng điều hướng trong không gian.
 
🌻5. Khó khăn nhớ đến những trải nghiệm vui vẻ
Chính vì những khó khăn liên quan đến khả năng trí nhớ và tâm trạng chán nản, những người trầm cảm sẽ gặp khó khăn để nhớ ra những ký ức hạnh phúc
Một kỹ thuật có thể giúp ích là tạo ra một ‘cung điện ký ức’ đầy cảm xúc: một kho lưu trữ tinh thần về những kỷ niệm hạnh phúc cụ thể để hồi tưởng mỗi lúc bạn gặp vấn đề không vui trong cuộc sống
Hãy thử thực hành thói quen lưu trữ “cung điện ký ức hạnh phúc” và nó có thể là một giải pháp hữu ích cho những người bị trầm cảm.
 
🌻6. Chủ nghĩa hiện thực trầm cảm
Có một số bằng chứng cho thấy cách mà người chán nản nhìn thế giới chính xác hơn người không chán nản: lý thuyết này được gọi là chủ nghĩa hiện thực trầm cảm.
Những người không bị trầm cảm phần nào xu hướng “quá” lạc quan: họ nghĩ rằng họ đã thực hiện tốt những nhiệm vụ mà họ đang làm và dự đoán kết quả tốt hơn những gì họ thực sự đạt được trong tương lai (Moore & Fresco, 2012).
Ngược lại, những người trầm cảm đánh giá hiệu suất của chính họ chính xác hơn. Vì vậy, ở một khía cạnh nào đó, những người bị trầm cảm thường thực tế hơn.
 
🌻7. Nhận thức thời gian chính xác
Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng những người trầm cảm có nhận thức chính xác về thời gian hơn những người không trầm cảm (Kornbrot và cộng sự, 2013).
Giải thích về kết quả, Giáo sư Diana Kornbrot cho biết:
“Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng những người trầm cảm thường chính xác khi ước tính thời gian. Nhận thức chính xác về thời gian không hẳn là điều an ủi đối với người trầm cảm, nhưng nó chỉ ra cách tập trung chú ý của bệnh trầm cảm và tại sao những người trầm cảm thường nói rằng thời gian dường như kéo dài.
 
🌻8. Tập thể thao điều trị chứng trầm cảm
Rõ ràng rằng tập thể thao giúp bạn cảm thấy tốt hơn trong một thời gian ngắn, nhưng liệu nó có thể thực sự điều trị chứng trầm cảm về lâu dài không?
Một đánh giá mới từ 26 năm nghiên cứu cho thấy rằng tập thể thao thực sự hiệu quả trong điều trị chứng trầm cảm. Những nghiên cứu này cho thấy rằng tập thể thao không chỉ làm cho mọi người cảm thấy tốt hơn trong giây lát mà còn giúp ngăn chặn các đợt trầm cảm trong tương lai ( nghiên cứu bởi Mr Mammen & Faulkner, 2013).
 
🌻9. Đau đớn hơn về thể xác:
Dường như những người bị trầm cảm cũng cảm giác đau đớn về thể chất ở mức độ cao hơn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người rơi vào trạng thái trầm cảm ít có khả năng đối phó với cơn đau hơn (Berna et al., 2010).
Tác giả chính, Tiến sĩ Berna giải thích: “Khi những người khỏe mạnh bị đau buồn bởi những suy nghĩ tiêu cực và âm nhạc buồn bã, chúng tôi nhận thấy rằng não của họ cảm nhận cơn đau phụ thuộc theo cảm xúc, điều này khiến họ cảm thấy cơn đau về thể chất trở nên khó chịu hơn.”
 
🌻10. Cách tư duy
Mọi người thường nghĩ rằng trầm cảm ít nhất một phần gây ra bởi những sự kiện to tác, tồi tệ trong cuộc sống. Điều này cũng đúng. Tuy nhiên trầm cảm cũng là cách mọi người phản ứng với những sự kiện đó và thực sự đó chỉ là những vấn đề gây căng thẳng bình thường hàng ngày.
 
Trong một nghiên cứu, những người tham gia được hỏi về những yếu tố gây căng thẳng hàng ngày của họ trong 8 ngày và nói chung là họ cảm thấy thế nào. Kết quả cho thấy là cách mọi người phản ứng với những tác nhân gây căng thẳng nhỏ trong cuộc sống hàng ngày dự đoán liệu họ có phát triển các vấn đề tâm lý trong tương lai hay không. Một số người có phản ứng cảm xúc mạnh đối với những vấn đề tương đối nhỏ bởi và đó cũng là dấu hiệu của khả năng cao họ dễ rơi vào trầm cảm.
 
Tầm quan trọng của cách tư duy, ngoài yếu tố di truyền và hoàn cảnh, cách mọi người nghĩ về vấn đề của họ ảnh hưởng đến mức độ trầm cảm mà họ sẽ gặp phải (nghiên cứu bởi Kinderman và cộng sự, 2013).
Tác giả chính, Giáo sư Peter Kinderman giải thích:
“Mặc dù chúng ta không thể thay đổi lịch sử gia đình của một người hoặc hoàn cảnh/bối cảnh cuộc sống của họ, nhưng có thể giúp một người thay đổi cách họ suy nghĩ và dạy họ các chiến lược tư duy tích cực sẽ giúp giảm thiểu mức độ trầm cảm & căng thẳng.”
 

Related Articles

Responses